Đóng bảo hiểm 10 năm nên lãnh 1 lần hay để nhận lương hưu
Chào anh chị, tôi đã đóng BHXH được 10 năm 4 tháng và tôi sinh ngày 30/01/1967 từ là mấy tháng nữa là tôi được về hưu. Tôi muốn tính xem nếu nhận 1 lần thì được bao nhiêu tiền và nếu đóng tiếp 9 năm 8 tháng thiếu để về hưu thì được bao nhiêu, nếu muốn đóng tiếp thì tôi đóng mức thấp nhất theo chuẩn nghèo là 1.500.000 đồng. Mong anh chị tư vấn phương án, xin cảm ơn ạ.
Tôi xin phép gửi chi tiết thời gian đóng BHXH là 10 năm 4 tháng:
Năm 2009( tháng 6 -12): 1.336.000; năm 2010: 1.336.000; Năm 2011: 2.254.500; Năm 2012: 2.254.500; Năm 2013: 2.646.000; Năm 2014: 3.051.000; Năm 2015: 3.781.000; Năm 2016: 3.932.000; Năm 2017: 4.213.000; Năm 2018: 4.472.000; Năm 2019 (tháng 1-9): 4.679.000;
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Dịch vụ tính bảo hiểm xã hội một lần chính xác
- Thủ tục rút Bảo hiểm xã hội 1 lần
Tư vấn Bảo hiểm xã hội một lần
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Đóng bảo hiểm 10 năm nên lãnh 1 lần hay để nhận lương hưu của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Như yêu cầu của bác, bác muốn tính xem khi đóng 10 năm 4 tháng sẽ lãnh được bao nhiêu tiền và nếu đóng tiếp 9 năm 8 tháng với mức lương là 1.500.000 đồng sẽ nhận lương hưu bao nhiêu để bác cân nhắc việc nên đóng hay không. Cụ thể:
1. TÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN
Bước 1: Xác định hệ số trượt giá: năm 2022 đang được áp dụng theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH;
Bước 02: Xác định số tháng hưởng BHXH 1 lần theo Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể:
– Trước năm 2014 anh đóng được 4 năm 7 tháng tính hưởng: 4 năm * 1.5 = 6 tháng lương bình quân (thời gian lẻ 7 tháng chuyển sau giai đoạn 2014)
– Sau năm 2014 anh đóng được 5 năm 9 tháng + 7 tháng lẻ = 6 năm 4 tháng làm tròn là 6.5 năm tính hưởng: 6.5 năm * 2 = 13 tháng lương bình quân.
Tổng số tháng hưởng BHXH 1 lần = 6 + 13 = 19 tháng lương bình quân
Bước 03: Tính mức bình quân tiền lương theo Khoản 2 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
Như thông tin chị cung cấp, chị đóng BHXH được 10 năm 4 tháng trong đó có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo mức lương mà người sử dụng lao động quy định.
Dịch vụ tư vấn Bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 1900 6172
Do đó, tính bình quân tiền lương sẽ tính bình quân toàn bộ quá trình đóng là 10 năm 4 tháng tương đương với 124 tháng BHXH. Cụ thể:
MBQTL = Tổng tiền lương 10 năm 4 tháng * số tháng hưởng BHXH 1 lần tại Bước 2
Cụ thể bảng tính bình quân tiền lương như sau: (Đã gửi kèm file tính excel)
Tổng tiền lương trong 10 năm 4 tháng của chị là: 471.513.531 đồng
Mức bình quân tiền lương = 471.513.531 đồng/124 tháng = 3.802.531 đồng
Vậy, tiền BHXH 1 lần = MBQL * 19 tháng = 3.802.531 đồng * 19 tháng = 72.248.087 đồng
2. TÍNH MỨC HƯỞNG LƯƠNG HƯU
Chị mới đóng được 10 năm 4 tháng nên để nhận được lương hưu thì chị cần đóng thêm 9 năm 8 tháng nữa. Dự đóng với mức lương 1.500.000 đồng/tháng. Vậy đóng 116 tháng còn thiếu sẽ có tổng lương là: 174.000.000 đồng.
Chị sinh ngày 30/1/1967 thì chị sẽ được về hưu khi chị 55 tuổi 8 tháng vào tháng 10/2022. Vậy nếu chị muốn hưởng lương hưu thì chị phải đóng tự nguyên 1 lần cho 9 năm 8 tháng còn thiếu.
Mức đóng BHXH 1 lần = 22% * mức lương = 22% * 1.5tr = 330.000 đồng/tháng. Khi tham gia BHXH chị sẽ được nhà nước hỗ trợ 33.000 đồng/tháng. Do đó, mỗi tháng chị phải đóng là: 330.000 -33.000 = 297.000 đồng/tháng. Vậy, chị cần đóng thêm 9 năm 8 tháng (116 tháng) còn thiếu để về hưu, nên số tiền chị phải bỏ ra để đóng vào là: 297.000 * 116 tháng = 34.452.000 đồng.
Khi đó, mức lương hưu mà chị được nhận là:
– Tỷ lệ hưởng lương hưu: 20 năm BHXH tính bằng 45% + 2% *5 năm = 55%.
– Mức lương bình quân của chị tính bằng: (471.513.830 + 174.000.000)/240 tháng = 2.689.641 đồng
Vậy, mức hưu chị nhận được là: tỷ lệ hưu * mức lương bình quân = 55% * 3.897.974 = 1.479.303 đồng/tháng.
Kết luận: Như tính toán, nếu về BHXH 1 lần chị nhận được 72.248.087 đồng còn nếu đóng tiếp để nhận lương hưu thì chị phải đóng thêm 9 năm 8 tháng với số tiền là: 34.452.000 đồng với mức lương nhận sau này là: 1.479.303 đồng/tháng. Nếu có điều kiện thì chị đóng tiếp để nhận lương hưu là tốt nhất. Ngoài ra, chị có thể tham khảo thêm tại VIDEO: NHẬN BHXH 1 LẦN LỢI HƠN HAY NHẬN LƯƠNG HƯU LƠI HƠN (https://www.youtube.com/watch?v=k6cGbr-k5Uc&t=3s)
Nếu còn vướng mắc về: Đóng bảo hiểm 10 năm nên lãnh 1 lần hay để nhận lương hưu; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.
- Mức đóng BHTNLĐ – BNN của người lao động nước ngoài
- Trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế khi thuộc nhiều đối tượng?
- Thủ tục gia hạn thẻ BHYT được thực hiện như thế nào?
- Thông báo đã tìm được việc làm khi đang trong thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp
- Có được hưởng BHYT khi chờ cấp lại thẻ do sai thông tin?