Suy giảm sức khỏe 81% bao nhiêu tuổi mới được nghỉ hưu?
Xin chào tổng đài tư vấn trực tuyến!
Tôi có một thắc mắc mong được anh, chị tư vấn giúp. Tôi đã tham gia bảo hiểm được 30 năm nhưng hiện giờ tình trạng sức khỏe của tôi rất yếu và mắc rất nhiều bệnh khác nhau. Tôi muốn nghỉ việc và nhận lương hưu sớm theo diện suy giảm sức khỏe 81% thì bao nhiêu tuổi tôi mới có thể bắt đầu được hưởng hưu? Xin cảm ơn rất nhiều!
Bài viết liên quan:
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Tuổi nghỉ hưu năm 2023 thay đổi như thế nào?
- Suy giảm 61% sức khỏe bao nhiêu tuổi mới được nghỉ hưu
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bạn: Suy giảm sức khỏe 81% bao nhiêu tuổi mới được nghỉ hưu, Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Căn cứ điểm B khoản 1 Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:
“Điều 219. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến lao động
1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 84/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14:
…
b) Sửa đổi, bổ sung Điều 55 như sau:
“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;”
Theo quy định này, người lao động muốn nghỉ hưu sớm khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:
– Thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên.
– Giám định sức khỏe có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
– Tuổi đời ít hơn không quá 10 năm so với tuổi nghỉ hưu bình thường.
Mặt khác, tuổi nghỉ hưu bình thường của người lao động được quy định tại khoản 2 điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 169. Tuổi nghỉ hưu
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172
Theo quy định này, tuổi nghỉ hưu bình thường đối với lao động nam năm 2023 là 60 tuổi 9 tháng, năm 2024 là 61 tuổi, năm 2025 là 61 tuổi 3 tháng, năm 2026 là 61 tuổi 6 tháng, năm 2027 là 61 tuổi 9 tháng và từ năm 2028 trở đi là 62 tuổi. Tuổi nghỉ hưu bình thường đối với lao động nữ năm 2023 là 56 tuổi, năm 2024 là 56 tuổi 4 tháng, năm 2025 là 56 tuổi 8 tháng, năm 2026 là 57 tuổi, năm 2027 là 56 tuổi 4 tháng, năm 2028 là 57 tuổi 8 tháng, năm 2029 là 58 tuổi, năm 2030 là 58 tuổi 4 tháng, năm 2031 là 58 tuổi 8 tháng, năm 2032 là 59 tuổi, năm 2033 là 59 tuổi 4 tháng, năm 2034 là 59 tuổi 8 tháng và năm 2035 trở đi là 60 tuổi.
Như vậy, những người lao động muốn nghỉ hưu trước tuổi vào năm 2023 theo diện suy giảm khả năng lao động từ 81% sức khỏe trở lên thì tuổi phải từ 46 tuổi đối với lao động nữ và 50 tuổi 9 tháng đối với lao động nam.
Nếu còn vướng mắc về: Suy giảm sức khỏe 81% bao nhiêu tuổi mới được nghỉ hưu; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.
- Xử phạt khi công ty không trả sổ BHXH cho NLĐ đã nghỉ việc
- Sang năm 2021 khi sảy thai thì được hưởng chế độ gì?
- Tai nạn lao động chết người thì công ty có cần lập đoàn điều tra
- Quy định về các đối tượng được hưởng chế độ ốm đau năm 2021
- Điều kiện và hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc trước khi sinh