19006172

Thực hư việc chỉ được rút 8% Bảo hiểm xã hội một lần

Thực hư việc chỉ được rút 8% Bảo hiểm xã hội một lần

Trong thời gian vừa qua, rất nhiều người lao động hoang mang khi nghe được thông tin “Sắp tới Chính phủ sẽ điều chỉnh Luật Bảo hiểm xã hội và chỉ cho rút 8% Bảo hiểm xã hội một lần tương ứng với phần mà người lao động đóng còn 14% còn lại do Người sử dụng lao động đóng sẽ không được rút”. Vậy thực hư của vấn đề này là như thế nào và hệ quả nếu như Luật bảo hiểm xã hội thay đổi theo chiều hướng trên.



VIDEO: HỆ LỤY KHI CHỈ ĐƯỢC RÚT 8% BHXH 1 LẦN

Tư vấn bảo hiểm xã hội:

Tham gia Bảo hiểm xã hội được ví như “Của để dành” nhằm đề phòng lúc khó khăn, bệnh tật. Trên thực tế, nhiều người lao động hiểu được giá trị mà bảo hiểm xã hội mang lại nhưng có thể do chính sách của Luật bảo hiểm chưa phù hợp hoặc do hoàn cảnh cuộc sống khiến họ phải tất toán sổ Bảo  hiểm xã hội để nhận trợ cấp một lần mà không chờ đến khi nhận được tiền lương hưu.

Hiện nay, căn cứ vào Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì mức hưởng trợ cấp BHXH 1 lần được tính như sau: Trước năm 2014, cứ mỗi năm đóng BHXH sẽ được tính hưởng 1.5 tháng lương bình quân và Sau năm 2014 thì cứ mỗi năm đóng BHXH sẽ được tính hưởng 2 tháng lương bình quân. Tuy nhiên, từ sau Đại dịch Covid 19 tỷ lệ người lao động rút BHXH một lần tăng lên nhanh chóng, đặc biệt khi được báo đài đưa tin về việc Nhà nước chỉ cho rút 8% hoặc 50% tiền BHXH nên người lao động chọn cách nghỉ việc để thanh toán tiền BHXH 1 lần trước khi luật mới áp dụng. Nhưng thực tế là, việc đề xuất rút 8% hay 50% chỉ là dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội trong thời gian tới và có thể được áp dụng bắt đầu từ năm 2025.

Phương án 01: Giữ nguyên cách tính BHXH 1 lần như Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nhưng chỉ áp dụng cho một số trường hợp như:

– Đi ra nước ngoài định cư;

– Bị những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: ung thư, bại liệt, sơ gan, lao nặng… hoặc những bệnh mà có tổng mức suy giảm khả năng lao động là 81% trở lên.

Phương án 02: Chỉ cho rút 8% Bảo hiểm xã hội một lần thuộc phần của Người lao động đóng, còn 14% thuộc phần của Người sử dụng lao động đóng thì sẽ giữ lại đến khi Người lao động đủ tuổi về hưu thì hoặc là người lao động đóng tiếp để hưởng lương hưu hoặc là sẽ nhận nốt tiền Bảo hiểm một lần. Cách tính này được áp dụng cho trường hợp:

– Người lao động chưa đóng đủ 20 năm BHXH và nghỉ việc sau 1 năm đi rút BHXH 1 lần;

rút 8% Bảo hiểm xã hội một lần

Như vậy, dù có cho người lao động chỉ rút 8% BHXH một lần và giữ lại 14% phần của người sử dụng lao động đóng thì khoản tiền đó cũng không mất đi đâu nhưng phải chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu người lao động mới được nhận khoản tiền đó. Nhưng về bản chất: 8% hay 14% thì đều là khoản tiền của người lao động bỏ ra để đóng bảo hiểm. Pháp luật BHXH quy định người sử dụng lao động đóng 14% cho người lao động nhưng chính 14% này người sử dụng lao động đã tính hết vào chi phí lương cho người lao động và cắt từ lương của người lao động để đóng.

Ví dụ: Lương của NLĐ là 5.000.000 đồng thì hằng tháng người lao động sẽ đóng là 500.000 đồng còn Người sử dụng lao động sẽ đóng là 1.000.000 đồng. Và Khi đó người sử dụng lao động sẽ tính 5.000.000 đồng tiền lương trả cho người lao động và 1.000.000 đồng tiền Bảo hiểm xã hội là 6.000.000 đồng tiền lương cho Người lao động. Đáng lẽ ra người sử dụng lao động sẽ trả 6.000.000 đồng cho người lao động nhưng họ bớt lại 1.000.000 đồng để đóng bảo hiểm và trả 5.000.000 đồng cho người lao động. Thực tế, tất cả các doanh nghiệp đang tính như này. Vậy, bản chất, tiền bảo hiểm xã hội là của người lao động và không có khoản nào là khoản của người sử dụng lao động cả. Chính sách pháp luật là phúc lợi nhưng bị người sử dụng lợi dụng nên là bất lợi cho người lao động yếu thế.

Kết luận: Chưa có quy định nào cụ thể về việc cho rút 8% hay 50% bảo hiểm xã hội một lần nhưng thời gian tới Chính phủ sẽ thay đổi một số quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Việc đưa tin trên báo đài chỉ là tham khảo ý kiến dư luận tránh việc toàn bộ công nhân đình công như đợt ban hành Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Có 02 hướng đi cho người lao động, cụ thể:

Hướng thứ nhất: Nếu bạn chỉ đi làm để đến hết tuổi lao động và an hưởng tuổi già thì chính sách này không ảnh hưởng lắm. Vì về bản chất, tiền bảo hiểm ở 2 quỹ Hưu trí và Tử tuất vẫn vậy không bị mất nên không ảnh hưởng đến những đối tượng sau này vẫn nhận lương hưu. Bạn cứ tiếp tục đóng, khi nào đủ tuổi thì nhận lương hưu.

Hướng thứ hai: Đối với những người lao động chỉ đi làm một thời gian rồi kinh doanh tự do không tiếp tục tham gia bảo hiểm thì nên lấy BHXH 1 lần trước khi luật mới ban hành (dự định là năm 2025). Bởi, sau này nếu pháp luật có thay đổi theo Phương án 2 nêu trên thì quả thật là bất lợi trước mắt.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Thời điểm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

Nếu còn vướng mắc về: Bảo hiểm xã hội một lần; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.

luatannam