Tính BHXH 1 lần khi đóng BHXH 9 năm 7 tháng (số liệu thực)
Tôi là người lao động đã đóng BHXH được 9 năm 7 tháng và hiện tại đã nghỉ việc chờ lãnh tiền BHXH 1 lần. Em liệt kê chi tiết thời gian đóng BHXH của mình như sau;
Năm 2011: 6: 1.814.000 đồng; 7-9: 2.165.000 đồng; 10-12: 2.340.000 đồng;
Năm 2012: 1-3: 2.340.000 đồng; 4-6: 2.457.000 đồng; 7-9: 2.457.000 đồng;
Năm 2013: 8-12: 2.750.000 đồng;
Năm 2014 1-6: 3.159.000 đồng; 7-12: 3.317.000 đồng;
Năm 2015: 1-6: 3.808.000 đồng; 7-12: 3.999.000 đồng;
Năm 2016: 2-4: 4.765.000 đồng; 5-6: 4.865.000 đồng; 7-12: 5.090.000 đồng;
Năm 2017: 1: 5.090.000 đồng; 2-6: 5.459.468 đồng; 7-12: 5.714.942 đồng;
Năm 2018: 1-6: 6.043.992 đồng; 7-12: 6.328.692 đồng;
Năm 2019: 1-6: 6.629.129 đồng; 7-12: 6.943.086 đồng;
Năm 2020: 1-4: 7.321.634; 5-6: 7.221.634 đồng; 7: 7.570.216 đồng; 8-12: 7.670.216 đồng;
Năm 2021: 1-6: 7.670.000 đồn; 7-12: 8.036.227 đồng; Năm 2022: 1-2: 8.036.227 đồng;
- Dịch vụ tính bảo hiểm xã hội một lần chính xác 100%
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Có được ủy quyền cho người khác lãnh bảo hiểm xã hội một lần không
VIDEO: TIỀN TRƯỢT GIÁ BHXH 1 LẦN TẠI SAO NGƯỜI CÓ NGƯỜI KHÔNG
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bạn: Tính BHXH 1 lần khi đóng BHXH 9 năm 7 tháng (số liệu thực), Tổng đài tư vấnxin trả lời như sau:
Căn cứ Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính bằng: mức bình quân tiền lương * số tháng hưởng bảo hiểm. Cụ thể, bạn đóng được 9 năm 7 tháng thì cách tính cụ thể như sau:
1. Tính mức bình quân tiền lương;
Căn cứ Khoản 2 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”
Theo quy định nêu trên, đối với người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì sẽ tính bình quân của toàn bộ quá trình đóng và được nhân thêm hệ số điều chỉnh giá theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH, cụ thể theo bảng sau:
Mức bình quân tiền lương: 670.215.550 đồng : 115 tháng = 5.827.961 đồng;
2. Số tháng hưởng BHXH 1 lần;
Căn cứ Khoản 2 Điều 60 Luật BHXH năm 2014 quy định như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Như vậy, bạn đóng được 9 năm 7 tháng nên sẽ được tính như sau:
+) Trước năm 2014: bạn đóng được 1 năm 9 tháng tính hưởng 1 năm * 1.5 tháng = 1.5 tháng lương bình quân (lẻ 9 tháng chuyển sau năm 2014).
+) Sau năm 2014 bạn đóng được 8 năm 7 tháng (đã cộng 9 tháng lẻ) tính tròn 9 năm hưởng 9 năm * 2 tháng = 18 tháng lương bình quân.
Tổng số tháng bạn nhận được là: 18 tháng + 1.5 tháng = 19.5 tháng lương bình quân.
3. Số tiền Bảo hiểm xã hội một lần bạn nhận được
– Mức bình quân lương: 5.827.961 đồng
– Số tháng hưởng BHXH 1 lần: 19.5 tháng;
Mức hưởng BHXH nhận được: 5.827.961 đồng * 19.5 tháng = 113.645.245 đồng;
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Hướng dẫn thủ tục hưởng BHXH 1 lần sau 1 năm nghỉ việc
Nếu còn vướng mắc về: Tính BHXH 1 lần khi đóng BHXH 9 năm 7 tháng (số liệu thực); bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.