Tính lương hưu khi đóng 27 năm 4 tháng BHXH (số liệu thực)
Tôi là Đ.M.V sinh ngày 19/09/1968 đã đóng BHXH được 27 năm 4 tháng. Trong đó có cả thời gian đóng BHXH theo đồng USD và theo mức lương do người sử dụng lao động quyết định. Nay tôi muốn tính toán xem được lãnh bao nhiêu tháng thất nghiệp và tiền lương hưu khi về sớm theo diện suy giảm 61% là bao nhiêu ạ?
Giai đoạn đóng theo đồng USD: Năm 1996: 6: 144.2 USD; 7: 150 USD; 8-12: 165 USD; Năm 1997: 1-3: 165 USD; 4-5: 189.6 USD; 6: 189.4 USD; 7: 189 USD; 8: 188.8 USD; 9: 188.4 USD; 10: 181 USD; 11-12: 179.7 USD; Năm 1998: 1-3: 170.2 USD; 4: 182.1 USD; 5-6: 182 USD;
Giai đoạn đóng theo mức tiền lương: 7/1998-3/1999: 2.364.000 đồng; 4/1999 – 3/2000: 2.800.000 đồng; 4-11/2000: 3.140.000 đồng; 12/2000 -3/2001: 3.777.000 đồng; 4-7/2001: 4.910.000 đồng; 8/2001-3/2002: 5.057.000 đồng; 4/2002-4/2003: 5.715.000 đồng; 4/2003 -3/2004: 6.570.000 đồng; 4-6/2004: 6.300.000 đồng; 7/2004-3/2005: 6.541.000 đồng; 4/2005 – 3/2006: 6.901.000 đồng; 4/2006 – 3/2007: 7.591.000 đồng; 4/2007 – 3/2008: 8.350.000 đồng; 4-6/2008: 9.102.000 đồng; 7/2008 – 3/2009: 9.375.000 đồng; 4/2009: 10.800.000 đồng; 5/2009-3/2010: 12.210.000 đồng; 4/2010 – 3/2011: 13.431.000; 4/2011 – 3/2012: 14.908.410 đồng; 4/2012: 16.600.000 đồng; 5/2012 – 3/2013: 17.293.756 đồng; 4/2003 – 3/2004: 20.752.507 đồng; 4/2014 – 4/2016: 23.000.000; 5/2016 – 6/2017: 24.200.000 đồng; 7/2017 – 6/2018: 26.000.000 đồng; 7/2018 – 6/2019: 27.800.000 đồng; 7/2019 – 9/2023: 36.000.000 đồng;
Xin tính toán giúp tôi chi tiết để tôi cân nhắc việc đóng sao cho hợp lý, chi phí tôi đã thanh toán tại thông tin bài viết này rồi: Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Tính lương hưu khi đóng được 38 năm 2 tháng (số liệu thực)
- Tính lương hưu khi đóng bảo hiểm 21 năm (số liệu thực)
- Hướng dẫn chi tiết cách tính tiền Lương hưu mới nhất (số liệu thực)
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bạn: Tính lương hưu khi đóng 27 năm 4 tháng BHXH (số liệu thực), Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
1. Về Bảo hiểm thất nghiệp;
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 50 Luật việc làm năm 2014 quy định:
“Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Bạn dự định nghỉ việc vào tháng 10/2023 và nhận tiền BHTN do đó, bạn đóng được gần 14 năm Bảo hiểm thất nghiệp nên tối đa chỉ được nhận 12 tháng thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật việc làm năm 2013 nêu trên;
Như vậy, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng bạn nhận được là: 60% mức bình quân tiền lương của 6 tháng cuối trước khi bạn nghỉ việc. Hiện tại, mức lương của bạn đóng BHXH là 29.800.000 đồng nhưng lương ký kết trên HĐLĐ của bạn là 36.000.000 đồng do đó, khi đóng BHTN sẽ phải đóng trên mức lương là 36.000.000 đồng/tháng. Vậy tiền BHTN 1 tháng của bạn là: 60% * 36.000.000 đồng = 21.600.000 đồng/tháng.
2. Về tính tiền lương hưu;
Căn cứ Điều 56 Luật BHXH năm 2014 thì mức hưởng lương hưu hằng tháng được tính toán dựa trên công thức sau: Mức bình quân tiền lương * Tỷ lệ hưởng hưu. Trong đó, tỷ lệ % hưởng lương hưu được tính theo Khoản 1 Điều 56 Luật BHXH năm 2014 và Mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu tính theo Khoản 2 Điều 62 Luật BHXH năm 2014.
a. Tính bình quân tiền lương;
Căn cứ Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về cách tính bình quân tiền lương khi hưởng lương hưu đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo mức tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì sẽ tính bình quân toàn bộ quá trình đóng, trong đó:
– Đối với trường hợp đóng BHXH theo đồng USD thì khi tính tiền BHXH 1 lần sẽ được nhân theo tỷ giá USD tại thời điểm đóng BHXH và có nhân hệ số điều chỉnh giá theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH; Cụ thể, trong trường hợp của bạn thì các tỷ giá USD tương ứng theo các năm như sau:
+) Từ tháng 1/1996 -12/1996 tỷ giá quy đổi là: 11.025 đồng;
+) Tháng 1-6/1997 tỷ giá 11.055 đồng; Từ tháng 7/1997 – 12/1997 tỷ giá quy đổi là: 11.119 đồng
+) Từ tháng 1/1998 – 6/1998 tỷ giá quy đổi là: 11.175 đồng;
– Đối với trường hợp đóng BHXH theo mức lương do người sử dụng lao động quy định thì sẽ được điều chỉnh bằng hệ số trượt giá theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH;
Như vậy, bạn đóng 27 năm 4 tháng có cả thời gian đóng theo đồng USD và theo mức lương thì cách tính sẽ như bảng dưới đây:
Mức bình quân tiền lương: 7.267.105.000 đồng : 328 tháng = 22.155.808 đồng;
b. Tỷ lệ hưởng lương hưu
Bạn sinh ngày 19/09/1968 thì đến tháng 10/2024 anh mới đủ 56 tuổi để giám định sức khỏe và nghỉ hưu trước tuổi. (phụ lục II Nghị định 135/2020/NĐ-CP)
Anh đóng được 27 năm 4 tháng theo đó: 20 năm đóng BHXh đầu tiên được tính 45%; 7 năm 4 tháng còn lại được làm tròn thành 7.5 năm hưởng: 7.5 * 2% = 15%; Vậy, tổng tỷ lệ hưởng lương hưu của anh là 60%
Tại tháng 10/2024 thì tuổi về hưu chuẩn của nam giới là: 61 tuổi (Phụ lục I Nghị định 135.2020.NĐ-CP, khi đó anh mới 56 tuổi nên anh về hưu trước 5 năm. Mỗi năm về hưu trước anh bị trừ 2%. Về trước 5 năm anh bị trừ 10%. Vậy tỷ lệ hưởng lương hưu của anh = 60%-10% = 50%.
Mức bình quân tiền lương của anh như tính ở trên là 22.155.808 đồng/tháng. Vậy mức lương hưu của anh khi anh nghỉ hưu vào tháng 10/2024 là: 50% * 22.155.808 = 11.077.904 đồng/tháng;
Căn cứ về cách tính lương hưu tại: Điều 56 Luật BHXH 2014;
Nếu còn vướng mắc về: Tính lương hưu khi đóng bảo hiểm 27 năm 4 tháng (số liệu thực); bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.
- Nhiễm độc chì nghề nghiệp thì bao lâu được đi khám một lần?
- Hồ sơ và nơi nộp hồ sơ hưởng TCTN của người lao động khi nghỉ việc
- Thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu cho trẻ em dưới 6 tuổi
- Thủ tục để rà soát quá trình đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
- Vì sao thời gian nghỉ ốm đau không đóng các loại BHXH mà vẫn được dùng BHYT?