Nội dung:
Có khá nhiều chế độ Bảo hiểm được tính toán dựa trên Mức lương cơ sở. Theo đó, cứ mỗi lần Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở thì mức hưởng các chế độ bảo hiểm cũng sẽ được điều chỉnh tương ứng. Các chế độ điển hình phải kể đến đó là: Chế độ trợ cấp một lần khi sinh con, chế độ dưỡng sức sau ốm đau, dưỡng sức sau thai sản, dưỡng sức sau TNLĐ, trợ cấp mai táng phí, chế độ hưu trí của người hưởng chế độ lương do Nhà nước quyết định, mức tiền đóng BHYT tự nguyện…. Vậy, mức hưởng các chế độ trên sẽ thay đổi thế nào từ ngày 01/07/2024 khi mức lương cơ sở tăng từ 1.800.000 đồng lên 2.340.000 đồng/tháng.
- Giá bán bảo hiểm y tế tiếp tục tăng từ 01/07/2024
- Những ai được hưởng lợi khi lương cơ sở tăng
- Lương cơ sở tăng có ảnh hưởng đến trợ cấp của thương binh?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi: Mức lương cơ sở tăng ảnh hưởng thế nào đến các chế độ Bảo hiểm của bạn; công ty chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Mức trợ cấp 1 lần khi sinh con tăng lên bao nhiêu?
Căn cứ Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về trợ cấp một lần khi sinh con như sau:
“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.”
Theo quy định trên, lao động nữ khi sinh con đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản như Điều 34 Luật BHXH năm 2014 thì sẽ được hưởng thêm trợ cấp một lần khi sinh con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại thời điểm lao động nữ sinh con.
Vậy, mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con trước ngày 1/7 là 3.600.000 đồng/tháng và từ ngày 1/7 lương cơ sở đã tăng thành 2.340.000 đồng/tháng và mức trợ cấp một lần là 4.680.000 đồng.
Mức hưởng dưỡng sức tăng bao nhiêu?
Căn cứ Điều 29 và Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 54 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về chế độ dưỡng sức sau ốm đau, thai sản và dưỡng sức sau khi bị TNLĐ thì mức hưởng một ngày được tính là 30% mức lương cơ sở.
Theo đó, trước ngày 1/7 khi lương cơ sở chưa tăng thì tiền dưỡng sức 1 ngày tính bằng: 1.800.000 * 30% = 540.000 đồng/ngày. Sau ngày 1/7 khi lương cơ sở tăng: 2.340.000 đồng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì mức hưởng tiền dưỡng sức 1 ngày tính bằng: 2.340.000 * 30% = 702.000 đòng/ngày.
Mức hưởng trợ cấp mai táng phí tăng thế nào?
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 66. Trợ cấp mai táng
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.”
Như vậy, trợ cấp mai táng phí được tính bằng 10 lần mức lương cơ sở tại táng người đó mất. Trước ngày 1/7 khi lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng thì tiền mai táng phí là 18.000.000 đồng nhưng khi lương cơ sở tăng thành 2.340.000 đồng/tháng thì trợ cấp mai táng sẽ là 23.400.000 đồng.
Cách tính lương hưu của NLĐ hưởng lương theo hệ số lương (Nhà nước)
Căn cứ tại Điều 56 và Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về cách tính lương hưu của người lao động mà có thời gian làm việc hưởng lương do Nhà nước quy định thì sẽ được tính toán dựa trên mức lương cơ sở tại thời điểm về hưu. Như vậy, người lao động nào làm việc hưởng lương do Nhà nước quy định về hưu từ 1/7 sẽ áp dụng mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng để làm căn cứ tính lương hưu. Mức lương cơ sở tăng sẽ làm tăng mức lương hưu cho những đối tượng này.
Tăng mức đóng Bảo hiểm y tế tự nguyện;
Căn cứ tại điểm e Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức đóng BHYT tự nguyện như sau:
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.”
Như vậy, tiền đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2024 cho thời hạn 12 tháng cụ thể như sau:
– Người thứ nhất=2.340.000*4.5%*12=1.263.600 đồng.
– Người thứ hai =1.263.600*70%=884.520 đồng.
– Người thứ ba =1.263.600*60%=758.160 đồng.
– Người thứ tư =1.263.600*50%=631.800 đồng.
– Từ người thứ năm trở đi =1.263.600*40%=505.440 đồng
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Điều chỉnh mức hưởng lương hưu khi mức lương cơ sở tăng
- Có được truy lĩnh tiền thai sản khi lương cơ sở tăng?
Trên đây là quy định của pháp luật về: Mức lương cơ sở tăng ảnh hưởng thế nào đến các chế độ Bảo hiểm? Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Năm 2023 thẻ BHYT hộ gia đình có giá trị sử dụng từ thời điểm nào?
- Chế độ thai sản của lao động nữ khi nghỉ đặt vòng tránh thai năm 2021
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau có trừ ngày thứ 7 và chủ nhật không?
- Có giới hạn số tháng tối đa được hưởng cho mỗi lần nhận TCTN?
- Bị cúm A có được hưởng chế độ ốm đau