19006172

Bị trùng bảo hiểm phải giải quyết thế nào?  

Nội dung câu hỏi:

Chị ơi, em bị trùng bảo hiểm.  Em làm ở công ty cũ _6 tháng rồi họ mới đóng bảo hiểm mà bắt đầu đóng thì em nghỉ ngang. Giờ đi làm bảo hiểm rút 1 lần không được. Em phải làm sao? Chị chỉ giúp em với ạ.



VIDEO: HƯỚNG DẪN GIẢM TRÙNG THỜI GIAN ĐÓNG BHXH

Luật sư tư vấn Bảo hiểm điện tử trực tuyến qua tổng đài 1900 6172

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi hoàn trả tiền đóng BHXH khi có thời gian đóng trùng tới Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Bị trùng bảo hiểm phải giải quyết thế nào?

Tại khoản 1 Điều 42 Văn bản hợp nhất 2525/VBHN-BHXH có quy định về việc tham gia bảo hiểm khi người lao động có đồng thời nhiều hợp đồng lao động như sau:

“Điều 42. Quản lý đối tượng

1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.”

Theo quy định nêu trên, mỗi loại bảo hiểm lại có quy định về việc tham gia khác nhau đối với người lao động đồng thời làm việc ở nhiều đơn vị cùng một thời điểm. Riêng đối với bảo hiểm xã hội, đơn vị kí hợp đồng đầu tiên phải có trách nhiệm tham gia. Chính vì thế, khi người lao động bị trùng quá trình tham gia bảo hiểm giữa công ty mới và công ty cũ, người lao động hãy yêu cầu công ty mới thực hiện thủ tục giảm trùng cho mình.

Trường hợp công ty thực hiện sai quy định đóng bảo hiểm xã hội nhưng cố tình không giảm trùng, người lao động có thể liên hệ với phòng lao động – thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở hoặc liên đoàn lao động để được giải quyết.

Hướng dẫn cách thức để đơn vị thực hiện giảm trùng bảo hiểm cho người lao động.

Khi đơn vị thực hiện sai quy định về đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc đồng thời ở nhiều đơn vị, đơn vị sử dụng lao động có thể thực hiện thủ tục giảm trùng theo hình thức hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử.

1. Thủ tục giảm trùng bằng hồ sơ giấy.

Đơn vị sử dụng lao động hãy thực hiện theo những bước hướng dẫn dưới đây để giảm trùng quá trình đóng bảo hiểm cho người lao động nhé:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ để thực hiện giảm trùng quá trình tham gia bảo hiểm cho người lao động bao gồm:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);

– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN;

– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (nếu có).

– Sổ bảo hiểm xã hội (nếu sổ đã được chốt).

Bước 3. Nộp hồ sơ tới cơ quan bảo hiểm xã hội nơi tham gia bảo hiểm qua đường bưu điện hoặc tới trực tiếp.

Bước 4. Cơ quan bảo hiểm giảm trùng quá trình đóng và chốt lại sổ bảo hiểm nếu sổ bảo hiểm trước đó đã được chốt. Đồng thời cơ quan BHXH thực hiện thủ tục hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi.

Bước 5. Đơn vị sử dụng lao động nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm hoặc nhận kết quả qua đường bưu điện.

2. Thủ tục giảm trùng thời gian đóng bảo hiểm trên phần mềm:

Về vấn đề hướng dẫn thủ tục giảm trùng quá trình tham gia bảo hiểm, chúng tôi đã hướng dẫn nhiều lần, mời quý bạn đọc tham khảo nội dung của những bài viết dưới đây: Hướng dẫn Giảm trùng thời gian đóng BHXH

Kết luận:

Bạn đóng bảo hiểm ở công ty cũ được 6 tháng và nghỉ ngang để sang làm việc ở công ty khác nên mới có sự đóng trùng bảo hiểm. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần xác định tháng cuối cùng trong 6 tháng tham gia bảo hiểm của mình thì đơn vị nào có trách nhiệm đóng, đơn vị nào đóng sai quy định. Sau đó, bạn liên hệ với đơn vị đóng sai bảo hiểm tháng bị trùng đó đề nghị họ thực hiện thủ tục giảm trùng. Nếu đơn vị đóng sai cố tình không thực hiện việc giảm trùng, bạn có thể liên hệ với phòng lao động ở địa phương làm việc để được hỗ trợ giải quyết.

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về: Hướng dẫn Giảm trùng thời gian đóng BHXH. Bạn vui lòng có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

Trả lời

luatannam