Sau thời gian chấp hành án có được hưởng lương hưu?
Bố tôi 54 tuổi, là công chức nhà nước. Hiện tại, ông đang trong thời gian tạm giữ điều tra. Tuy nhiên, bố tôi đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 4/2003 đến nay và làm việc tại khu vực hưởng hệ số 0,7. Tôi muốn hỏi nếu bố tôi phải chấp hành án thì có được hưởng lương hưu sau khi chấp hành án xong không? Và hồ sơ cần làm như thế nào?
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Có tiếp tục được hưởng lương hưu sau khi chấp hành hình phạt tù?
- Điều kiện về độ tuổi cho người lao động khi nghỉ hưu
Tư vấn chế độ hưu trí:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019 sửa đổi, bổ sung Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện nghỉ hưu như sau:
“Điều 219. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến lao động
1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 84/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14:
a) Sửa đổi, bổ sung Điều 54 như sau:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;”
Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 3 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:
“Điều 169. Tuổi nghỉ hưu
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Theo đó, lao động nam từ đủ 55 tuổi 9 tháng đến 60 tuổi 9 tháng đã tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên và có 15 năm làm việc ở khu vực có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì sẽ được hưởng lương hưu.
Theo thông tin bạn cung cấp thì bố bạn 54 tuổi làm việc ở khu vực có phụ cấp hệ số 0,7 và đóng bảo hiểm xã hội từ 4/2003. Do đó hiện nay bố bạn chưa đủ 55 tuổi 9 tháng và thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm nên chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Sau khi bố bạn chấp hành án mà tiếp tục tham gia đóng BHXH và đáp ứng điều kiện hưởng lương hưu thì sẽ vẫn được giải quyết chế độ hưu trí. Tuy nhiên, mỗi năm tuổi chuẩn lại tăng lên 4 tháng nên tính tại thời điểm chấp hành xong hình phạt tù, bố bạn cần kiểm tra lại tuổi về hưu tương ứng.
Về hồ sơ hưởng lương hưu bạn vui lòng xem tại bài viết: Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí và thời gian nộp
Tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Tóm lại: Hiện nay bố bạn chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu. Sau khi bố bạn chấp hành án và tiếp tục tham gia BHXH để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì sẽ được giải quyết hưởng lương hưu.
Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo các bài viết:
- Hồ sơ hưởng tiếp lương hưu khi chấp hành xong hình phạt tù
- Tính lương hưu khi đóng bảo hiểm 21 năm (số liệu thực)
Nếu trong quá trình giải quyết bạn còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có được chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để đóng BHXH tự nguyện một lần
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đóng bảo hiểm được 13 năm
- Thời hạn nhận tiền TCTN ở nơi mới khi chuyển nơi hưởng thất nghiệp
- Bị thanh tra thai sản do đóng vừa đủ 6 tháng BHXH đến khi sinh
- Trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản cho người lao động