Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi ở nơi tạm trú
Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi ở nơi tạm trú? Tôi muốn hỏi trường hợp sau: con tôi là trẻ em dưới 6 tuổi có cha là người nước ngoài, có KT3 tại Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh thì có được cấp bảo hiểm y tế miễn phí như bình thường hay không? Nếu được thì thủ tục vẫn làm như bình thường phải không ạ? Mong được anh, chị hồi đáp sớm.
- Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho trẻ em dưới 6 tuổi
- Thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT
- Bảo hiểm y tế của trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám trái tuyến
Tư vấn Bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty chúng tôi. Với trường hợp của bạn về: Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi ở nơi tạm trú; Tổng đài tư vấn xin được trả lời bạn như sau:
Thứ nhất, căn cứ quy định tại điểm e Khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
e) Trẻ em dưới 6 tuổi;”
Theo đó, trẻ em dưới 6 tuổi thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
Thứ hai, căn cứ quy định tại điểm 3.5 Khoản 3 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
“Điều 17. Đối tượng tham gia BHYT
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
3.5. Trẻ em dưới 6 tuổi (bao gồm toàn bộ trẻ em cư trú trên địa bàn, kể cả trẻ em là thân nhân của người trong lực lượng vũ trang theo quy định, không phân biệt hộ khẩu thường trú);”
Theo đó, trẻ em dưới 6 tuổi bao gồm toàn bộ trẻ em cư trú trên địa bàn không phân biệt hộ khẩu thường trú. Vì vậy, con bạn vẫn được cấp thẻ bảo hiểm y tế tại Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh khi có KT3 và việc cha cháu là người nước ngoài không ảnh hưởng gì đến việc cấp thẻ bảo hiểm của cháu.
Thứ ba, về hồ sơ đăng ký tham gia BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi tại nơi tạm trú
Bạn không nói cụ thể con bạn đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế hay chưa nên chúng tôi xin tư vấn như sau:
+) Nếu con bạn đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế ở nơi có sổ hộ khẩu thì khi đó, bạn cần phải trả thẻ ở cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đã cấp thẻ cho cháu và xin xác nhận chưa được cấp thẻ tại đây. Sau đó, bạn mang theo giấy xác nhận này cùng với giấy khai sinh của con, sổ KT3 và chứng minh thư của bạn đến Ủy ban nhân dân phường nơi đăng ký KT3 hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội Quận 3 để làm thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho con.
+) Nếu con bạn chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT thì hồ sơ cấp giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế nộp tại Ủy ban nhân dân phường gồm các giấy tờ sau:
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
+) Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định.
+) Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng; trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì nộp biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi thay cho giấy chứng sinh.
Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ thì nộp thêm văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật.
+) Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu quy định.
+) Sổ tạm trú KT3.
Lưu ý: Nếu con bạn đã được cấp giấy khai sinh thì chỉ cần có tờ khai tham gia bảo hiểm y tế và sổ tạm trú KT3.
Trên đây à bài viết về vấn đề Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi ở nơi tạm trú. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Chuyển nơi khám chữa bệnh trên thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi
Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về cấp thẻ cho Trẻ em dưới 6 tuổi ở nơi tạm trú; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Cấp bảo hiểm y tế miễn phí khi đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng
- Một người có thể sở hữu cùng một lúc hai thẻ BHYT không?
- Bảo đảm quyền lợi cho người lao động khi công ty cũ nợ tiền BHXH
- Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp cần làm những thủ tục gì?
- Cho NLĐ nghỉ không lương vì dịch có ảnh hưởng đến chế độ thai sản?