Nội dung câu hỏi:
Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà người lao động mong đợi nhất vì mức trợ cấp mà họ nhận được khá cao. Do đó, khi nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm người lao động chỉ mong làm sao để nhanh nhận được khoản trợ cấp. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người lao động phải chờ rất lâu mà không biết lý do vì sao hồ sơ thai sản của mình lại chưa được giải quyết. Dưới đây là 05 lý do bạn chưa nhận được tiền thai sản:
- Chế độ nghỉ khi con ốm năm 2022
- Tất cả các khoản tiền thai sản 2022 được nhận khi sinh con
- Mức hưởng trợ cấp thai sản mới nhất năm 2022
VIDEO: 05 LÝ DO BẠN CHƯA NHẬN ĐƯỢC TIỀN THAI SẢN
Dịch vụ tư vấn chế độ thai sản trực tuyến: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Công ty chưa nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản cho người lao động trên cơ quan Bảo hiểm xã hội
Tại Khoản 4 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì một trong những trách nhiệm của Người sử dụng lao động là lập hồ sơ, phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để chi trả các quyền lợi cho người lao động. Theo đó, khi còn làm việc tại Doanh nghiệp thì người lao động không thể tự mình làm hồ sơ giải quyết tiền trợ cấp thai sản mà phải thông qua Doanh nghiệp.
Sau khi sinh con xong, người lao động nộp giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh cho Doanh nghiệp để Doanh nghiệp làm hồ sơ giải quyết chế độ thai sản cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế người lao động đã nộp hồ sơ cho Doanh nghiệp rất lâu nhưng Doanh nghiệp chưa làm hồ sơ thai sản lên cơ quan bảo hiểm. Do đó, người lao động nghỉ hết chế độ thai sản mà vẫn chưa nhận được tiền thai sản.
Vậy, khi liên hệ Doanh nghiệp để hỏi tiền thai sản, người lao động cần lưu ý: Nếu Doanh nghiệp đã làm chế độ thai sản rồi thì sẽ có mã hồ sơ, hãy xin mã hồ sơ thai sản mà Doanh nghiệp đã gửi lên bảo hiểm để trực tiếp kiểm tra hoặc tra cứu. Tránh bị Doanh nghiệp “lươn” làm anh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Nếu doanh nghiệp không cung cấp mã hồ sơ thai sản thì rõ ràng là Doanh nghiệp chưa làm hồ sơ thai sản cho người lao động.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau: Hướng dẫn Tra cứu tiền thai sản
Do nghỉ thai sản trước khi sinh quá 02 tháng
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Quyết định 595/QĐ-BHXH thì khi người lao động sinh con Doanh nghiệp cần làm hồ sơ báo giảm thai sản, người lao động có quyền nghỉ trước sinh không quá 02 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian dự sinh và ngày sinh thực tế không giống nhau. Do đó, nhiều người lao động nghỉ trước sinh 2 tháng (đã được công ty báo giảm trước 02 tháng) nhưng ngày sinh thực tế lại muộn hơn dẫn đến việc nghỉ trước sinh vượt 02 tháng so với quy định nên khi làm hồ sơ giải quyết chế độ thai sản trên cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ bị trả lại và yêu cầu sửa, hoàn thiện lại hồ sơ.
Nếu chẳng may, người lao động rơi vào trường hợp này thì cách xử lý sẽ như sau:
Bước 01: Thực hiện điều chỉnh lại hồ sơ báo giảm cho hợp lý để không bị nghỉ quá 02 tháng trước khi sinh con.
Bước 02: Sau khi điều chỉnh lại hồ sơ báo giảm thành công, thực hiện lại hồ sơ giải quyết chế độ thai sản cho người lao động.
Công ty đang nợ tiền Bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định:
“1.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.”
Như vậy, theo quy định trên, nếu Doanh nghiệp đang nợ tiền bảo hiểm xã hội thì cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ không giải quyết bất kỳ quyền lợi nào liên quan đến bảo hiểm xã hội cho người lao động. Do đó, khi làm hồ sơ bảo hiểm thì vẫn được duyệt nhưng kế toán của cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không thanh toán tiền. Do đó, muốn nhận được tiền chế độ thì Doanh nghiệp cần đóng đủ các khoản nợ thì bảo hiểm sẽ chi trả tiền cho người lao động.
Sau khi doanh nghiệp thanh toán tiền nợ, cần làm theo các bước sau để được giải quyết tiền chế độ bảo hiểm.
Bước 01: Soạn công văn đề nghị thanh toán tiền trợ cấp bảo hiểm cho người lao động sau khi đã hoàn thành công nợ. Ký đóng dấu và gửi lên cơ quan bảo hiểm xã hội kèm theo Ủy nhiệm chi đóng Bảo hiểm xã hội.
Bước 02: Làm lại bộ hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm cho người lao động trong thời gian nợ tiền (hồ sơ điện tử và hồ sơ giấy).
Bước 03: Cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ phê duyệt hồ sơ và chi trả tiền cho người lao động.
Cơ quan bảo hiểm xã hội thanh tra hồ sơ thai sản
Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì điều kiện hưởng chế độ thai sản là đóng ít nhất được 6 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con. Do đó, nếu người lao đông nào mà có thời gian đóng bảo hiểm từ 6 -10 tháng trước khi sinh con thì khả năng bị thanh tra thai sản là rất cao. Khi cơ quan bảo hiểm thanh tra thai sản thì “auto” hồ sơ thai sản của người lao động sẽ bị treo đến khi nào xác minh được thì sẽ được duyệt. Mà việc giải trình thai sản sẽ do Doanh nghiệp chịu trách nhiệm. Nếu doanh nghiệp “sạch” sẽ giải trình rất nhau và tiền thai sản sẽ được duyệt sớm nhưng nếu Doanh nghiệp “bẩn” (trốn đóng bảo hiểm) sẽ rất lo sợ bị thanh tra và hồ sơ thai sản của người lao động sẽ bị chậm trễ giải quyết.
Vậy nếu bạn bị thanh tra thai sản thì cần tác động công ty sớm giải trình để được nhận trợ cấp thai sản.
Quá hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Căn cứ tại Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì thời làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản là 45 ngày kể từ ngày người lao động hết hết chế độ thai sản và quay lại công ty làm việc. Vậy nếu quá thời hạn nêu trên mà Doanh nghiệp không nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không được giải quyết hoặc nếu được giải quyết thì phải giải trình lý do nộp hồ sơ muộn theo Điêu 116 Luật bảo hiểm năm 2014. Quyền phê duyệt hồ sơ bảo hiểm khi đó sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét.
“Điều 116. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định
1. Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản.
2. Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.”
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về Chế độ thai sản năm 2022. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.