Bảng hệ số trượt giá cho người đóng BHXH bắt buộc và người đóng tự nguyện
Tổng đài tư vấn cho mình hỏi người đóng bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện thì khi nhận tiền 1 lần sẽ dùng chung 1 bảng hệ số trượt giá để tính hay mỗi loại có 1 bảng riêng vậy ạ?
- Có phải người đóng bảo hiểm bắt buộc đều được nhân tiền trượt giá không?
- Xác định có hay không việc tính tiền trượt giá khi hưởng BHXH một lần
- Cách tính mức hưởng BHXH một lần theo thời gian đóng BHXH và tỷ số trượt giá
VIDEO: TIỀN TRƯỢT GIÁ BHXH,TẠI SAO NGƯỜI CÓ NGƯỜI KHÔNG
Tư vấn bảo hiểm xã hội một lần:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn. Về bảng hệ số trượt giá cho người đóng BHXH; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ vào Điều 2 và điều 3 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH quy định về bảng hệ số trượt giá khi tính tiền BHXH một lần như sau:
“Điều 2. Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm |
= |
Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm |
x |
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng |
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1:
Năm |
Trước 1995 |
1995 |
1996 |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
Mức điều chỉnh |
5,01 |
4,25 |
4,02 |
3,89 |
3,61 |
3,46 |
3,52 |
3,53 |
3,40 |
3,29 |
3,06 |
2,82 |
2,62 |
2,42 |
Năm |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
Mức điều chỉnh |
1,97 |
1,84 |
1,69 |
1,42 |
1,30 |
1,22 |
1,18 |
1,17 |
1,14 |
1,10 |
1,06 |
1,03 |
1,00 |
1,00 |
2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội ….”
” Điều 3. Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
1. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm |
= |
Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm |
x |
Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng |
Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2 :
Năm |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
Mức điều chỉnh |
1,97 |
1,84 |
1,69 |
1,42 |
1,30 |
1,22 |
1,18 |
Năm |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
Mức điều chỉnh |
1,17 |
1,14 |
1,10 |
1,06 |
1,03 |
1,00 |
1,00 |
2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này; tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư này…”
Tư vấn bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, hệ số trượt giá khi tính tiền BHXH một lần cho người đóng BHXH bắt buộc và người đóng BHXH tự nguyện áp dụng theo 2 bảng hệ số trượt giá riêng biệt. Theo đó, khi tính tiền BHXH một lần cho người tham gia đóng BHXH bắt buộc thì sẽ áp dụng hệ số trượt giá theo bảng số 1 quy định tại Điều 2; còn người tham gia đóng BHXH tự nguyện áp dụng hệ số trượt giá theo bảng số 2 quy định tại Điều 3 của Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:
Mức tiền trượt giá năm 2019 khi tính chế độ cho người tham gia BHXH tự nguyện
Cách tính trợ cấp trượt giá khi tính trợ cấp BHXH 1 lần như thế nào?
Nếu còn thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.