Bệnh phát sinh trong quá trình điều trị sau khi chuyển tuyến
Xin cho tôi hỏi vê vấn đề bệnh phát sinh trong quá trình điều trị sau khi chuyển tuyến. Tôi bị đau dạ dày và đi khám tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là ở trạm y tế phường Phương Mai, sau đó tôi được trạm y tế làm cho giấy chuyển viện lên bệnh viện Đống Đa. Trong quá trình điều trị bệnh dạ dày ở đây, bệnh viện Đống Đa đã phát hiện ra tôi bị suy thận. Như vậy, trong trường hợp này chi phí điều trị bệnh suy thận của tôi sẽ được coi là đúng tuyến hay trái tuyến?
- Điều kiện chuyển người bệnh lên bệnh viện tuyến trên
- Thời hạn của giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh
- Chuyển tuyến điều trị khi đi khám chữa bệnh trái tuyến
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Với câu hỏi bệnh phát sinh trong quá trình điều trị sau khi chuyển tuyến của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư số 40/2015/TT-BYT về trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến:
“Điều 11. Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.
2. Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền).
3. Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.
4. Trường hợp cấp cứu:
5. Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.”
Như vậy, trường hợp phát hiện ra bệnh ngoài bệnh đã được ghi trên giấy chuyển tuyến thì cơ sở khám chữa bệnh nơi chuyển đến khám chữa bệnh và thanh toán BHYT theo mức đúng tuyến.
Đối chiếu với trường hợp của bạn: Bạn có giấy chuyển từ lên bệnh viên quận Đống Đa để điều trị bệnh đau dạ dày, nhưng trong quá trình tại đó thì bạn phát hiện ra bạn suy thận. Vậy bệnh viện Đống Đa vẫn điều trị bệnh suy thận của bạn và bạn được xác định là khám chữa bệnh đúng tuyến trong trường hợp này.
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Mức chi trả bảo hiểm y tế của bạn đối với việc điều trị bệnh suy thận được giải quyết theo khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP tức 100% chi phí khám chữa bệnh theo đối tượng tham gia bảo hiểm y tế của bạn.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Bệnh phát sinh trong quá trình điều trị sau khi chuyển tuyến.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Giấy chuyển tuyến khi khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở y tế
Mức hưởng bảo hiểm y tế của người cao tuổi khi có giấy chuyển tuyến
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- BHYT có chi trả chi phí khám, chữa bệnh khi đi khám trái tuyến tỉnh?
- Bị ung thư tuyến giáp có được nghỉ ốm đau hay không?
- Cách tính bảo hiểm xã hội một lần khi đóng bảo hiểm được 01 năm
- Điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi bảo lưu
- Những đối tượng được tăng lương từ 01 tháng 07 năm 2023