Bị ốm đau dài ngày có phải đề nghị cấp thẻ BHYT mới không
Cho em hỏi bị ốm đau dài ngày có phải đề nghị cấp thẻ BHYT mới không? Công ty em có người lao động đang đóng BHXH được 8 tháng thì bị đột quỵ phải nhập viện chưa xác định được thời gian hồi phục, vậy giờ em có phải báo giảm lao động không ạ, nếu báo giảm nghỉ ốm đau dài ngày thì có còn được sử dụng BHYT DN không hay phải cấp lại thẻ BHYT khác? Và giấy tờ để giải quyết chế độ ốm đau phải tiến hành ra sao ạ
- Người lao động bị xuất huyết não thì được nghỉ chế độ ốm đau thế nào?
- Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày mới nhất hiện nay
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, khi nào thì phải báo giảm người lao động nghỉ ốm đau
Căn cứ vào Khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 04 năm 2017 quy định như sau:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT”.
Như vậy, theo quy định này thì người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì doanh nghiệp và người lao động không phải đóng BHXH, BHYT,BHTNLĐ, BNN. Khi người lao động không thuộc đối tượng tham gia đóng BHXH thì doanh nghiệp phải làm thủ tục báo giảm lao động với cơ quan BHXH.
Do đó, đối với trường hợp người lao động của công ty bạn bị đột quỵ thì để xác định công ty có báo giảm lao động hay không thì bạn phải xác định số ngày nghỉ của người lao động trong tháng. Nếu trong tháng người lao động nghỉ chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên thì công ty bạn phải báo giảm người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.
Ngoài ra, trường hợp người lao động của công ty bạn bị đột quỵ thì căn cứ theo quy định tại số thứ tự 131 Danh mục chữa trị dài ngày có quy định đột quỵ không rõ nhồi máu não hay xuất huyết não có mã I64 là một trong các bệnh chữa trị dài ngày. Do đó, nếu người lao động của bên công ty bạn thuộc trường hợp đột quỵ được xác định có mã bệnh I64 thì công ty bạn được báo giảm người lao động theo phương án ốm đau dài ngày.
Thứ hai, về vấn đề bị ốm đau dài ngày có phải đề nghị cấp thẻ BHYT mới không
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về vấn đề nghỉ ốm đau như sau:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.”
Như vậy, pháp luật quy định người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng không phải đóng bảo hiểm nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Khoản 73 Quyết định 505/QĐ-BHXH như sau:
“5. Người lao động nghỉ ốm đau dài ngày hoặc nghỉ hưởng chế độ hưu trí, thẻ BHYT đã cấp tiếp tục được sử dụng đến hết tháng đơn vị báo giảm. Thẻ BHYT mới có giá trị sử dụng từ ngày đầu của tháng kế tiếp của tháng báo giảm.”
Theo đó, đối với NLĐ bị bệnh nghỉ ốm đau dài ngày thì sẽ được tiếp tục sử dụng thẻ BHYT đến hết tháng đơn vị báo giảm. Sau đó, NLĐ sẽ được cấp thẻ BHYT mới và có giá trị sử dụng từ ngày đầu của tháng kế tiếp của tháng báo giảm. Do đó, trường hợp bạn báo giảm người lao động bị ốm đau dài ngày thì thẻ BHYT cấp mã Doanh nghiệp của người lao động này chỉ có giá trị sử dụng đến hết tháng công ty làm thủ tục báo giảm, từ tháng tiếp theo nếu người lao động nghỉ ốm đau dài ngày thì cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ BHYT theo mã ốm đau cho người lao động.
Thứ ba, về hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH thì:
“Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
2.1.1. Trường hợp điều trị nội trú
a) Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.
b) Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
2.1.2. Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính). Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú”.
Như vậy, trường hợp bạn muốn giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động bạn cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Bạn phải lập hồ sơ theo mẫu 01B-HSB
+ Giấy ra viện khi điều trị nội trú kèm theo giấy chuyển tuyến (nếu có);
+ Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính)
Mọi ý kiến vướng mắc xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến về chế độ ốm đau 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Mức tiền lương đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng chế độ ốm đau năm 2020
- Trách nhiệm của công ty khi nhân viên chính thức không được đóng BHXH bị TNLĐ
- Hồ sơ giám định suy giảm KNLĐ để về hưu sớm cho người lao động
- Điều kiện hưởng lương hưu đối với sĩ quan quân đội
- Giấy nghỉ việc hưởng BHXH bị sai thông tin thì có được giải quyết không?
- Cách tính lương hưu cho người nghỉ hưu từ ngày 1/5/2021