Các trường hợp không phải thông báo tình hình tìm kiếm việc làm
Các trường hợp không phải thông báo tình hình tìm kiếm việc làm mà vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Các vấn đề liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp
- Trễ hẹn thông báo tình hình tìm kiếm việc làm
- Không thông báo tìm kiếm việc làm 2 tháng có được hưởng tiếp BHTN
Tư vấn bảo hiểm thất nghiệp:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi các trường hợp không phải thông báo tình hình tìm kiếm việc làm tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật việc làm 2013, người lao động phải trực tiếp thông báo tình hình tìm kiếm việc làm hàng tháng với trung tâm dịch vụ việc làm, trừ một số trường hợp như sau:
“1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp bất khả kháng.
2. Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì người lao động có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều này.”
Hướng dẫn cụ thể hơn về các trường hợp không phải thông báo tình hình tìm kiếm việc làm và không phải trực tiếp thực hiện việc thông báo tình hình tìm kiếm việc làm tại khoản 2, 3 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLDTBXH có quy định như sau:
– Trường hợp không phải thực hiện việc thông báo tình hình tìm kiếm việc làm:
“Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên;
b) Người lao động được xác định thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Nghỉ hưởng chế độ thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Riêng đối với trường hợp nam giới có vợ chết sau khi sinh con mà phải trực tiếp nuôi dưỡng con thì giấy tờ xác nhận là giấy khai sinh của con và giấy chứng tử của mẹ;
d) Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và có xác nhận của cơ sở dạy nghề;
đ) Thực hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 03 tháng.”
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày người lao động thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại điểm b, c, d,đ trên đây, người lao động phải gửi các giấy tờ sau đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp:
– Thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp giấy đề nghị không thực hiện việc thông báo hàng tháng về việc tìm kiếm việc làm (mẫu 17 ban hành kèm thông tư)
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các loại giấy tờ theo quy định nêu trên.
Khi hết thời hạn của một trong các trường hợp nêu trên, người lao động phải tiếp tục thực hiện việc thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.
Tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 24/7: 1900 6172
– Trường hợp không phải trực tiếp thực hiện việc thông báo tình hình tìm kiếm việc làm:
“Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
d) Cha, mẹ, vợ/chồng, con của người lao động chết; người lao động hoặc con của người lao động kết hôn có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.”
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của thời hạn thông báo hàng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo quy định, người lao động phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ theo quy định nêu trên đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT- BLĐTBXH, trường hợp ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm của người lao động nằm trong khoảng thời gian làm thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì người lao động không phải thực hiện việc thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm.
Trên đây là bài viết về vấn đề các trường hợp không phải thông báo tình hình tìm kiếm việc làm. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Các trường hợp tạm dừng và chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc về các trường hợp không phải thông báo tình hình tìm kiếm việc làm; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Trong tháng đầu ký HĐLĐ có được hưởng chế độ ốm đau không?
- NSDLĐ có phải trả lương cho NLĐ sau khi ra viện và chờ làm giám định sức khỏe
- Được chi trả tối đa bao nhiêu khi tham gia 5 năm liên tục?
- Hướng dẫn điền tờ khai TK1-TS theo Quyết định 505/QĐ-BHXH mới nhất
- Ốm sau khi nộp đơn xin nghỉ việc còn được hưởng chế độ ốm đau không?