Cần làm gì khi bị sai năm sinh trên sổ bảo hiểm xã hội?
Tôi trước trước để chờ đủ tuổi mới hưởng lương hưu. Đến tháng 3/2020 tôi đủ 60 tuổi để hưởng lương hưu. Hôm qua tôi lấy sổ ra để tính thử số tiền mình nhận được thì phát hiện ra tôi bị sai năm sinh trên sổ bảo hiểm xã hội so với chứng minh thư. Tôi nghỉ cũng đã mấy năm rồi và tính ra dù năm sinh bị sai nhưng tôi vẫn đủ tuổi để nhận lương hưu rồi thì có phải làm thủ tục điều chỉnh nữa không?
Nếu có thì tôi cần làm gì và sau bao lâu mới được nhận lại sổ nhờ các bạn giải đáp giúp! Nếu đến lúc tôi đi làm hồ sơ hưởng lương hưu mà vẫn chưa nhận lại được sổ thì tôi có thể dùng giấy tờ nào khác để thay thế cho sổ bảo hiểm này được không?
- Thủ tục cấp đổi sổ BHXH do sai tên theo quy định hiện hành
- Năm 2020 làm thế nào để cấp lại sổ BHXH bị mất?
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Cần làm gì khi bị sai năm sinh trên sổ bảo hiểm xã hội? của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về về vấn đề Cần làm gì khi bị sai năm sinh trên sổ bảo hiểm xã hội?
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định vấn đề Cần làm gì khi bị sai năm sinh trên sổ bảo hiểm xã hội như sau:
“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.”
Bạn cho biết bạn bị sai năm sinh trên sổ bảo hiểm xã hội so với chứng minh nhân dân. Đối chiếu quy định trên thì trong trường hợp này bạn cần cấp lại sổ bảo hiểm xã hội mới giải quyết được chế độ hưu trí.
Thứ hai, về thủ tục để cấp đổi sổ BHXH do sai tên
Khoản 2 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về hồ sơ cấp đổi sổ BHXH do sai năm sinh như sau:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH
2.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
2.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 3. Phân cấp quản lý
2. Cấp, ghi và xác nhận trên sổ BHXH
2.1. BHXH huyện
a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu, người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
b) Giải quyết các trường hợp hồ sơ đề nghị cộng nối thời gian không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thời gian trước ngày 01/01/1995 do BHXH tỉnh phân cấp”.
Theo đó, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS);
– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
– Bản sao giấy khai sinh có công chứng của bạn.
Các giấy tờ nêu trên bạn nộp đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi chốt sổ bảo hiểm xã hội cuối cùng cho bạn.
Thứ ba, về thời hạn giải quyết cấp đổi số BHXH
Khoản 2 Điều 21 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 29. Cấp sổ BHXH
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết”.
Như vậy:
Thời gian tối đa để cấp lại sổ BHXH bị mất là không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng bảo hiểm của bạn ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi bạn có thời gian làm việc thì thời hạn cấp đổi không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho bạn biết.
Thứ tư, về hồ sơ để đề nghị hưởng lương hưu
Căn cứ Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH có quy định như sau:
“Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
1.2.2. Đối với hưởng lương hưu, trợ cấp cán bộ xã hàng tháng
b) Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện, bảo lưu thời gian tham gia BHXH (gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích).
b1) Sổ BHXH.
b2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.
b3) Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản GĐYK để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) đối với người nghỉ hưu do suy giảm KNLĐ hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%) đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp….”
Như vậy, sổ BHXH là thành phần hồ sơ bắt buộc khi đề nghị hưởng lương hưu; bạn không thể dùng bất cứ giấy tờ nào khác để thay thế cho sổ BHXH. Vì vậy, bạn vui lòng chờ đến khi được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội rồi mới nộp hồ đề nghị hưởng lương hưu.
Nếu còn vướng mắc về Cần làm gì khi bị sai năm sinh trên sổ bảo hiểm xã hội? xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7 về bảo hiểm xã hội 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
--> Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí và thời gian nộp