Chấm dứt hợp đồng lao động có ảnh hưởng gì đến chế độ thai sản?
Tôi còn 1 tháng nữa thì sẽ sinh con, tuy nhiên, trong tháng này thời hạn hợp đồng làm việc giữa tôi và công ty hết hạn nên tôi chấm dứt hợp đồng lao động trong tháng này luôn. Vậy tôi việc tôi chấm dứt hợp đồng lao động có ảnh hưởng gì đến chế độ thai sản không? Tôi sẽ nộp hồ sơ đến đâu? Trong trường hợp của tôi thì trong 6 tháng nghỉ thai sản có được tính vào 6 tháng đóng bảo hiểm không và tôi có được trợ cấp nghỉ dưỡng sức sau khi sinh không? Tôi đã đóng bảo hiểm liên tục được 5 năm.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi chấm dứt hợp đồng lao động có ảnh hưởng gì đến chế độ thai sản; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, chấm dứt hợp đồng lao động có ảnh hưởng gì đến chế độ thai sản?
Căn cứ tại Khoản 4 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện để hưởng chế độ thai sản như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Lao động nữ sinh con;
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này“.
Theo quy định trên, lao động nữ sinh con đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh thì đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Cách tính mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ nghỉ sinh con
Thứ hai, về nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi đã chấm dứt hợp đồng
Căn cứ Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội”.
Theo đó, khi hợp đồng lao động của bạn đã chấm dứt trước thời điểm bạn sinh con thì bạn sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi bạn đang cư trú.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi đã thôi việc mới nhất
Dịch vụ tư vấn chế độ thai sản trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Thứ ba, về việc đóng bảo hiểm trong thời gian thai sản
Khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Mặt khác, Điểm a Khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 12. Mức hưởng chế độ thai sản
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:
a) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.
Như vậy, với trường hợp của bạn nghỉ việc trước khi sinh con nên thời gian 06 tháng được hưởng tiền thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Thứ tư, về trợ cấp nghỉ dưỡng sức sau khi sinh
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày”
Theo quy định trên, lao động nữ được hưởng chế độ dưỡng sức sau khi sinh con trong trường hợp đi làm lại mà sức khỏe chưa hồi phục. Tuy nhiên, bạn nghỉ việc trước khi sinh con nên bạn không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau khi sinh.
Trên dây là bài viết về vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động có ảnh hưởng gì đến chế độ thai sản?
Mọi thắc mắc liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động có ảnh hưởng gì đến chế độ thai sản; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-> Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi người lao động đã nghỉ việc
- Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng lương hưu trước tuổi?
- Sau khi sinh con có thể nộp hồ sơ hưởng thai sản luôn không?
- Thai chết lưu trong tháng đầu tiên đi làm việc có được hưởng thai sản?
- Hiệu lực của di chúc về việc chia thừa kế tiền bảo hiểm xã hội
- Người lao động nghỉ việc 3 tháng được hưởng BHXH một lần không?