Chế độ bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động theo quy định
Nhờ anh/chị tư vấn giúp em nội dung liên quan đến giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động theo quy định. Em có thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:
+ Tháng 8/2010- 12/ 2010 : mức đóng là 1.273.000
+ Tháng 1/2011 – 2/ 2011 : 1.523.000
+ Tháng 3/2011- 6/2011 : 1.800.000
+ Tháng 7/2011- 9/2011 : 2.150.000
+ Tháng 5/2012- 12/ 2012 : 1.550.000
+ Tháng 1/2013- 9/2013 : 1.800.000
+ Tháng 10/2013- 12/2013: 2.200.000
+ Tháng 1/2014- 3/2014 : 2.300.000
+ Tháng 4/2014- 7/2014 : 3.200.000
+ Tháng 8/2014- 12/2014 : 2.247.000
+ Tháng 1/2015- 12/2015 : 2.400.000
+ Tháng 1/2016- 12/2016 : 3.090.000
+ Tháng 1/2017- 2/2017 : 4.000.000
+ Tháng 3/2017- 12/2017 : 3.552.000
+Tháng 1/2018- 3/2018 : 3.777.000
Vậy số tiền bảo hiểm xã hội một lần em được nhận là bao nhiêu ạ? Nhờ anh/chị tư vấn giúp, em cám ơn rất nhiều!
- Dịch vụ tính bảo hiểm xã hội một lần chính xác 100%
- Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần
- Ghi nhầm số tài khoản khi làm hồ sơ hưởng BHXH một lần
- Hưởng BHXH một lần khi vừa đóng BHXH theo Nhà nước và NSDLĐ
VIDEO: ĐÓNG BHXH 19 NĂM CÓ ĐƯỢC RÚT BHXH 1 LẦN KHÔNG
Tư vấn bảo hiểm xã hội một lần:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bạn liên quan đến việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động theo quy định, Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH :
“4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”
Theo quy định trên, bảo hiểm xã hội một lần được tính như sau:
Cách tính BHXH một lần = số tháng được hưởng bảo hiểm xã hội (×) mức bình quân tiền lương. Cụ thể:
Số tháng làm căn cứ hưởng bảo hiểm xã hội:
Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của bạn được xác định như sau:
– Giai đoạn trước năm 2014: Năm 2010 bạn đóng 5 tháng; năm 2011_ 9 tháng; năm 2012 _ 8 tháng; năm 2013 _12 tháng. Như vậy, bạn đóng được 2 năm 10 tháng;
– Giai đoạn từ năm 2014 trở đi: Năm 2014_12 tháng; 2015_12 tháng; 2016_12 tháng; 2017_12 tháng; 2018_3 tháng. Như vậy, bạn đóng được 4 năm 3 tháng. Cùng với 10 tháng lẻ từ giai đoạn đóng trước năm 2014, tổng cộng bạn có 5 năm 1 tháng, được làm tròn thành 5,5 năm đóng bảo hiểm.
Tóm lại, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của bạn bằng: 2 x 1,5 + 5,5 x 2 = 14 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Xác định mức bình quân tiền lương
Căn cứ khoản 2 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội:
“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó, chế độ bảo hiểm xã hội một lần của bạn được giải quyết như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng để tính bảo hiểm xã hội một lần là bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian 85 tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mặt khác, bạn có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2010, căn cứ theo quy định tại Thông tư 1/2023/TT-BLĐTBXH mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 2010 là 1,77; năm 2011 là 1,50; năm 2012 là 1,37; năm 2013 là 1,28; năm 2014 là 1,23; năm 2015 là 1,23; năm 2016 là 1,19; năm 2017 là 1,15; năm 2018 là 1,11.
Mức bình quân tiền lương của bạn sau khi đã nhân hệ số là:
(1.273.000 x 5 x 1,77 + 1.523.000 x 2 x 1,50 + 1.800.000 x 4 x 1,50 + 2.150.000 x 3 x 1,50 + 1.550.000 x 8 x 1,37 + 1.800.000 x 9 x 1,37 + 2.200.000 x 3 x 1,28 + 2.300.000 x 3 x 1,23 + 3.200.000 x 4 x 1,23 + 2.247.000 x 5 x 1,23 + 2.400.000 x 12 x 1,23 + 3.090.000 x 12 x 1,19 + 4.000.000 x 2 x 1,15 + 3.552.000 x 10 x 1,15+ 3.777.000 x 3 x 1,11) : 85 tháng = 2.704.818 đồng.
Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của bạn = 2.704.818 x 14 =37.867.455 đồng.
Trên đây là bài viết tư vấn của tổng đài đối với trường hợp của bạn liên quan đến việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động theo quy định. Ngoài ra bạn có thể tham khảo những bài viết sau:
- Nơi nhận bảo hiểm xã hội một lần có bắt buộc là nơi đóng bảo hiểm?
- Không xuất trình được sổ hộ khẩu có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc liên quan đến việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Có thể tham gia BHYT tự nguyện khi đang mang thai không?
- Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội theo quy định mới?
- Hưởng trợ cấp thất nghiệp có được làm tròn số tháng lẻ không?
- Hưởng chế độ thai sản khi công ty cho nghỉ việc vì lý do giải thể
- Thủ tục giám định khả năng suy giảm lao động để nhận trợ cấp tuất hàng tháng