19006172

Chế độ dưỡng sức sau ốm đau của người lao động là như thế nào?

Chế độ dưỡng sức sau ốm đau của người lao động là như thế nào?

Xin chào tổng đài tư vấn! Mình muốn hỏi Chế độ dưỡng sức sau ốm đau của người lao động là như thế nào? Có quy định nào cụ thể về thời gian được nghỉ chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau không ạ? Số ngày nghỉ sẽ do ai quyết định? Và cách tính như thế nào? Trường hợp để được nghỉ dưỡng sức thì người lao động phải có giấy chứng nhận sức khỏe yếu đúng không ạ? Mình cảm ơn tổng đài tư vấn nhiều!


Dưỡng sức sau ốm đau của người lao động

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. với câu hỏi của bạn về nghỉ dưỡng sức sau ốm đau của người lao động chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:

Thứ nhất, về chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau

Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

“Điều 7. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

1. Người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, kể cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 29 của Luật bảo hiểm xã hội.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

“Người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, kể cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội”.

Như vậy, chế độ dưỡng sức sau ốm đau của người lao động là khi đã hưởng chế độ ốm đau trong năm từ đủ 30 ngày trở lên mà trong 30 ngày đầu quay trở về làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì có thể làm chế độ dưỡng sức sau ốm đau để hưởng BHXH. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Có được nghỉ dưỡng sức khi chưa nghỉ hết ốm đau trong năm

Thứ hai, về thời gian nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.”

Theo đó, số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sẽ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Và số ngày nghỉ tối đa từ 05 ngày đến 10 ngày tùy từng trường hợp theo quy định trên. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Nghỉ chế độ dưỡng sức sau ốm đau có tính thứ bảy và chủ nhật hay không?

Dưỡng sức sau ốm đau của người lao động

Luật sư tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172

Thứ ba, về mức hưởng khi nghỉ dưỡng sức sau ốm đau:

Căn cứ theo khoản 3 Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở”.

Như vậy, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau bằng 30% mức lương cơ sở. Lương cơ sở hiện nay theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng, cụ thể mức hưởng một ngày = 1.490.000 đồng x 30% = 447.000 đồng.

Thứ tư, về hồ sơ hưởng dưỡng sức sau ốm đau

Căn cứ theo quy định theo Điểm 2.4 Khaorn 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH thì:

“Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

Trách nhiệm của Bộ phận/Phòng TN-Trả KQ

2. Tiếp nhận hồ sơ giấy do đơn vị SDLĐ nộp theo hướng dẫn tại điểm 2.1, 2.2, 2.4 khoản này và hồ sơ do người lao động, thân nhân người lao động nộp theo hướng dẫn tại điểm 2.3 khoản này với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ như sau:

2.4. Trường hợp hưởng DSPHSK sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN: Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 100, khoản 5 Điều 101 Luật BHXH; khoản 1 Điều 60 Luật ATVSLĐ là Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập.”

Theo đó, để giải quyết chế độ dưỡng sức sau ốm đau thì chỉ cần công ty lập danh sách theo mẫu 01B-HSB nộp cho cơ quan BHXH nơi đang đóng bảo hiểm mà không cần giấy chứng nhận sức khỏe yếu của người lao động.

Trên đây là bài viết về vấn đề Chế độ dưỡng sức sau ốm đau của người lao động là như thế nào?

Nếu trong quá trình giải quyết còn vướng mắc về Chế độ dưỡng sức sau ốm đau của người lao động là như thế nào; bạn xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Online 24/7: 1900.6172 để được tư vấn; giải đáp trực tiếp.

->Cách điền mẫu 01B-HSB giải quyết chế độ dưỡng sức sau ốm đau

luatannam