Chế độ khám thai khi đóng BHXH bắt buộc theo luật hiện hành
Tôi là cán bộ không chuyên trách ở phường có đóng bảo hiểm được 2 năm nay rồi. Giờ tôi mới biết mình có bầu thì khi sinh con có được chế độ khám thai khi đóng BHXH bắt buộc không? Nếu không được thì tôi chuyển sang đóng thêm bảo hiểm tự nguyện nữa có được không? Nếu tôi không được nhận thì chồng của tôi có nhận chế độ thay tôi được không? Cụ thể chồng tôi được những gì?
- Hồ sơ nghỉ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam
- Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho lao động nam
Tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Chế độ khám thai khi đóng BHXH bắt buộc theo luật hiện hành của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, cán bộ chuyên trách có được hưởng chế độ khám thai khi đóng BHXH bắt buộc
Căn cứ Điểm i Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì bạn là cán bộ không chuyên trách ở phường nên thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.
Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 30 của Luật này quy định về Chế độ khám thai khi đóng BHXH bắt buộc như sau:
“Điều 30. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”
Do đó, theo quy định trên bạn không thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản mặc dù bạn có tham gia đóng BHXH bắt buộc. Vì vậy khi đi khám thai bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản từ BHXH.
Thứ hai, BHXH tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 và khoản 2 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội quy định như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.”
Theo quy định trên, chế độ BHXH tự nguyện chỉ gồm có hai chế độ là hưu trí và tử tuất không bao gồm chế độ thai sản. Do đó, nếu bạn chuyển sang đóng BHXH tự nguyện thì sẽ không được hưởng chế độ thai sản.
Mặt khác, mỗi người chỉ được phép có tham gia một loại hình BHXH nên khi bạn muốn chuyển sang đóng BHXH khác thì bạn buộc phải ngừng tham gia chế độ BHXH đang tham gia.
Thứ ba, điều kiện để lao động nam được hưởng chế độ thai sản:
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”
Như vậy, nếu trong quá trình lao động chồng bạn tham gia đóng BHXH bắt buộc thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Thứ tư, chế độ thai sản cho lao động nam:
Căn cứ theo Điều 39 của Luật này về mức hưởng chế độ thai sản như sau:
“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày”.
Như vậy, tùy vào trường hợp sinh của bạn chồng bạn sẽ được nghỉ từ 05 ngày đến 14 ngày và phải nghỉ trong thời gian 30 ngày đầu, kể từ ngày vợ bạn sinh với mức hưởng được quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Đồng thời, căn cứ vào Điều 38 của Luật này và khoản 2 điều 2 Công văn 3432/LĐTBXH- BHXH, thì chồng bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi chồng bạn có ít nhất 6 tháng tham gia BHXH bắt buộc trong 12 tháng trước khi bạn sinh thì. Mức trợ cấp bằng 02 lần mức lương cơ sở tương đương với 2.980.000 đồng.
Nếu trong quá trình giải quyết còn có vấn đề gì thắc mắc về Chế độ khám thai khi đóng BHXH bắt buộc theo luật hiện hành vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7 về chế độ thai sản 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-> Cách tính chế độ thai sản cho lao động nữ sinh con
- Hướng dẫn cách tự tra cứu mã số bảo hiểm xã hội cho người lao động
- Không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có được không?
- Chỉ có sổ khám bệnh thì có thể nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau không?
- Có giấy tạm trú có được nhận bảo hiểm xã hội một lần không?
- Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi mới nhất