Chồng ngừng đóng bảo hiểm xã hội thì có được hưởng thai sản?
Tổng đài cho em hỏi: Năm 2020 em còn làm việc bên công ty có đóng BHXH được 5 năm 9 tháng đến ngày 1/12/2020 em nghỉ việc và ngừng đóng bảo hiểm xã hội luôn. Vợ em sinh con vào giữa tháng 3 này thì em có được hưởng chế độ gì không ạ? Và vợ em tham gia bảo hiểm liên tục cũng đã được mấy năm đủ điều kiện hưởng thai sản thì tiền thai sản được tính thế nào ạ?
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản và các chế độ được hưởng
- Nghỉ thai sản xong hưởng thất nghiệp có được không?
- Mức hưởng bảo hiểm y tế khi sinh con ở bệnh viện trái tuyến
Tư vấn Bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến tới Tổng đài tư vấn. Câu hỏi của bạn: Chồng ngừng đóng bảo hiểm thì có được hưởng thai sản, chúng tôi tư vấn như sau :
Thứ nhất, về việc chồng có được hưởng thai sản
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản thì:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.”
Theo đó, để được hưởng chế độ thai sản thì lao động nam phải đang đóng bảo hiểm xã hội, trường hợp của bạn, do bạn đã nghỉ làm và không còn đóng bảo hiểm xã hội nên bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam khi có vợ sinh con.
Thứ hai, về cách tính tiền thai sản cho lao động nữ
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về Mức hưởng chế độ thai sản thì:
“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;”
Theo đó, vợ bạn tham gia bảo hiểm liên tục cũng đã được mấy năm đủ điều kiện hưởng thai sản nên mức hưởng thai sản một tháng của vợ bạn sẽ được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi thì:
“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó, trường hợp này vợ bạn còn được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần lương cơ sở. Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP thì lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng nên trợ cấp một lần sẽ bằng 2.980.000 đồng.
Kết luận
Như vậy trong trường hợp trên, do bạn đã nghỉ làm nên bạn sẽ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản nam. Trường hợp vợ bạn thì mức hưởng chế độ thai sản được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương của 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc hưởng chế độ và trợ cấp một lần bằng 2.980.000 đồng.
Trên đây là giải đáp về: Chồng ngừng đóng bảo hiểm có được hưởng thai sản. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết:
Nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản sau khi đã nghỉ việc
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản và thời gian nộp?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Hồ sơ giám định suy giảm KNLĐ và thời hạn của kết quả giám định này
- Tán sỏi bằng phương pháp ngược dòng có được bảo hiểm chi trả?
- Hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi chuyển sang dùng căn cước
- Thai bị chết lưu 27 tuần thì được hưởng chế độ thai sản thế nào?
- Thời điểm tính mức chi trả khi tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục