19006172

Chụp cộng hưởng từ MRI được BHYT chi trả bao nhiêu tiền?

Nội dung câu hỏi:

Xin chào Tổng đài Tư vấn An Nam, tôi có thắc mắc muốn được tư vấn và giải đáp như sau: Tôi có BHYT theo đối tượng hộ gia đình ở Gò vấp bữa nay muốn lên bệnh viện Phạm Ngọc Thạch để khám bệnh thì được hưởng bao nhiêu% ạ? Chụp MRI thì chi phí thanh toán là bao nhiêu ạ? Xin cảm ơn!



chụp cộng hưởng từ MRI

Hỗ trợ tư vấn Bảo hiểm y tế trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn liên quan đến vấn đề chụp cộng hưởng từ MRI đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Mức hưởng khi tham gia BHYT hộ gia đình;

Căn cứ Khoản 5 Điều 12 và Khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi năm 2014 quy định như sau:

“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;

đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.”

Như vậy, đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình thuộc Khoản 5 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế có mức hưởng là 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Tự đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch để khám chữa bệnh là đúng tuyến hay trái tuyến;

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là Bệnh viện hạng II tuyến tỉnh. Trong trường hợp tự đi khám chữa bệnh mà không có giấy chuyển tuyến đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch sẽ được coi là khám chữa bệnh trái tuyến tỉnh và mức hưởng sẽ không cao như đi đúng tuyến.

Theo Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT thì các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến bao gồm:

(1) Người có thẻ BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế.

(2) Người có thẻ BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh.

Trường hợp trẻ em chưa có thẻ BHYT do chưa làm thủ tục khai sinh được sử dụng giấy chứng sinh đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản (2) này.

(3) Người có thẻ BHYT trong tình trạng cấp cứu được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trên phạm vi toàn quốc.

Bác sĩ hoặc y sỹ đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu đối với người bệnh, ghi vào hồ sơ bệnh án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

(4) Người có thẻ BHYT được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định, bao gồm:

– Được chuyển tuyến theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT.

Hồ sơ chuyển tuyến gồm giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP và các giấy tờ khác (nếu có);

– Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, bao gồm: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh đang điều trị nội trú hoặc điều trị ngoại trú;

– Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2016/TT-BYT.

(5) Người có thẻ BHYT có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú và khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lưu bản chụp giấy tờ quy định tại điểm này trong hồ sơ bệnh án điều trị của người bệnh đó.

(6) Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

(7) Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.

(8) Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.

Mức hưởng BHYT khi khám bệnh trái tuyến tỉnh

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:

“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

Như vậy, theo quy định trên, bạn có bảo hiểm y tế tại bệnh viện Quận Gò Vấp – bệnh viện tuyến huyện nhưng lại đi khám bệnh tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch – bệnh viện tuyến tỉnh. Theo đó, trường hợp của bạn được xác định là khám bệnh trái tuyến tỉnh, tuy nhiên do bạn không nói cụ thể về việc đi khám bệnh có nhập viện điều trị hay chỉ đi khám bệnh nên chúng tôi xin tư vấn như sau:

– Nếu bạn khám bệnh trái tuyến tỉnh tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch có nhập viện điều trị nội trú thì bạn được hưởng tối đa mức quyền lợi BHYT theo hộ gia đình là 80%.

– Nếu bạn khám bệnh trái tuyến tỉnh tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch chỉ điều trị ngoại trú thì bạn phải tự chi trả chi phí khám chữa bệnh.

Chụp cộng hưởng từ MRI được BHYT chi trả bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Phụ lục III Bảng giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện (Ban hành kèm theo Thông tư 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế) quy định như sau:

66 64 04C1.2.6.49 Điều trị các tổn thương xương, khớp, cột sống và các tạng dưới DSA (đổ xi măng cột sống, điều trị các khối u tạng và giả u xương…) 3.226.000 Chưa bao gồm vật tư tiêu hao: kim chọc, xi măng, các vật liệu bơm, chất gây tắc, bơm áp lực đẩy xi măng
67 65 03C4.2.5.2 Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thuốc cản quang 2.227.000  
68 66 03C4.2.5.1 Chụp cộng hưởng từ (MRI) không có thuốc cản quang 1.322.000  
69 67   Chụp cộng hưởng từ gan với chất tương phản đặc hiệu mô 8.691.000  
70 68   Chụp cộng hưởng từ tưới máu – phổ – chức năng 3.191.000  

Như vậy, theo quy định trên, dịch vụ chụp cộng hưởng từ MRI thuộc danh mục dịch vụ được BHYT chi trả. Theo đó, nếu bạn điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh có dùng dịch vụ chụp cộng hưởng từ MRI thì bạn sẽ được BHYT chi trả tùy theo loại dịch vụ như được nêu tại bảng trên.

chụp cộng hưởng từ MRI

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Chụp cộng hưởng từ MRI được BHYT chi trả bao nhiêu tiền?

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc liên quan đến việc chụp cộng hưởng từ MRI bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam