Chuyển tuyến theo yêu cầu của gia đình và mức quyền lợi về BHYT
Tôi bị tai nạn xe máy phải mổ chân. Thẻ bảo hiểm y tế của tôi là bệnh viện đa khoa Quận 1 Tp.HCM (bệnh viện tuyến huyện). Tuy nhiên, sau khi nhập viện tại bệnh viện Quận 1 thì tôi muốn được chuyển tuyến nhưng bệnh viện không đồng ý thì tôi có thể chuyển tuyến theo yêu cầu của gia đình không và mức quyền lợi về bảo hiểm y tế?
- Thời hạn của giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh
- Khám chữa bệnh vượt tuyến có được chi trả bảo hiểm y tế không?
- Khám lại theo giấy hẹn có cần giấy chuyển tuyến?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn; chúng tôi xin trả lời cho bác như sau:
Căn cứ Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về điều kiện chuyển tuyến:
“Trường hợp người bệnh không đáp ứng điều kiện chuyển tuyến theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này nhưng người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh vẫn yêu cầu chuyển tuyến thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giải quyết cho người bệnh chuyển tuyến để bảo đảm quyền lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi phải cung cấp thông tin để người bệnh biết về phạm vi quyền lợi và mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh không theo đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật“.
Như vậy, bạn chuyển tuyến theo yêu cầu của gia đình trong trường hợp bệnh viện Quận 1 có đủ cơ sở vật chất để mổ cho bạn thì đây được coi là trường hợp trái tuyến. Do đó, mức quyền lợi được hưởng sẽ áp dụng như trường hợp đi khám, chữa bệnh trái tuyến. Và theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 về mức hưởng bảo hiểm y tế:
“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016“.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Vì vậy khi bạn chuyển tuyến theo yêu cầu của gia đình thì bạn chỉ được BHYT chi trả khi bạn điều trị nội trú và tùy vào bệnh viện mà bạn chuyển đến thuộc tuyến nào mà có các mức hưởng quyền lợi BHYT khác nhau. Cụ thể:
– Nếu bạn đến khám chữa bệnh ở Bệnh viện hạng II tuyến tỉnh mức hưởng sẽ là 100% nếu điều trị nội trú, nếu chỉ khám không điều trị nội trú sẽ không được hưởng BHYT.
– Nếu bạn đến khám chữa bệnh ở Bệnh viện hạng I tuyến trung ương mức hưởng sẽ là 40% nếu điều trị nội trú, nếu chỉ khám không điều trị nội trú sẽ không được hưởng BHYT.
Bạn vui lòng tham khảo mức hưởng cụ thể tại bài viết:
- Mức hưởng BHYT đối với trẻ em khi đi khám chữa bệnh trái tuyến trung ương
- Đi khám chữa bệnh trái tuyến thì mức hưởng BHYT như nào?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.