Có được làm tròn tuổi để đủ điều kiện nhận lương hưu không?
Tôi là nam còn 5 tháng nữa là đủ tuổi về hưu nhưng vì công ty giải thể nên tôi cũng nghỉ luôn. Vậy tôi có được làm tròn tuổi để đủ điều kiện nhận lương hưu luôn không? Tôi cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Tôi đóng bảo hiểm được 30 năm 7 tháng thì được hưởng lương hưu như thế nào? Khi được hưởng lương hưu tôi có được nhận trợ cấp thất nghiệp nữa không?
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí và thời gian nộp
- Được trợ cấp một lần cho số năm đóng dư BHXH khi nghỉ hưu
Luật sư tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vấn đề có được làm tròn tuổi để nhận lương hưu
Trong điều kiện làm việc bình thường thì điều kiện về nghỉ hưu được căn cứ tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019 quy đinh:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;“
Như vậy, theo quy định này thì điều kiện về hưu đối với lao động nam là phải đủ 60 tuổi 9 tháng và hơn hết, khi . Đồng thời, hiện nay không có quy định về việc làm tròn tuổi cho người lao động để đủ điều kiện về hưu. Do đó, trường hợp bạn còn 5 tháng mới đủ 60 tuổi thì bạn vẫn bắt buộc phải chờ đủ 60 tuổi thì mới đủ điều kiện về hưu.
Thứ hai, về hồ sơ hưởng lương hưu khi đã nghỉ việc ở công ty
Căn cứ Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH và Quyết định 222/QĐ-BHXH thì trình tự – thủ tục giải quyết chế độ hưu trí khi đã nghỉ việc thực hiện theo các bước như sau:
Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ:
– Sổ BHXH.
– Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.
– Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản GĐYK để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) đối với người nghỉ hưu do suy giảm KNLĐ hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%) đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp…
– Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK (trường hợp thanh toán phí GĐYK)
– Căn cước công dân và Sổ hộ Khẩu;
Bước 02: Nộp hồ sơ như nêu tại Bước 1 đến cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cư trú để được giải quyết.
Bước 03: Cơ quan Bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết
Thời hạn giải quyết hồ sơ: 12 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Lệ phí: Không mất
Bước 04: Nhận kết quả theo Giấy hẹn của Cơ quan Bảo hiểm xã hội;
– Thông báo về việc chi trả lương hưu trợ cấp hằng tháng (mẫu số 23-HSB)
– Thẻ BHYT
– Tiền lương hưu, trợ cấp BHXH;
Thứ ba, về cách tính mức hưởng lương hưu
Căn cứ khoản 2,3 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng lương hưu:
“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.”
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: “Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.”
Trong trường hợp của bạn đã tham gia BHXH được 30 năm 7 tháng thì theo quy định trên bạn sẽ được làm tròn lên thành 31 năm. Thông thông tin bạn cung cấp thì đến khoảng tháng 10/2023 bạn đủ tuổi để về hưu thì tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
– 20 năm đầu tính bằng 45%;
– Từ năm thứ 21 đến năm thứ 31 là 11 năm, tính thêm: 11 x 2% = 22%;
– Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 22% = 67%.
Mức hưởng lương hưu hàng tháng của bạn là 67% mức tiền bình quân tháng đóng BHXH.
Thứ tư, về vấn đề nhận trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ Điều 49 Luật việc làm năm 2013 quy định như sau:
“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;…”
Do đó, theo quy định này thì trường hợp lao động hưởng lương hưu thì sẽ không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do đó, trường hợp bạn nhận lương hưu sẽ không được hưởng luôn tiền trợ cấp thất nghiệp.
Tuy nhiên, do còn 5 tháng nữa bạn mới đủ điều kiện lãnh lương hưu nên ngay tại thời điểm này, bạn có thể làm chế độ bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng cho đến khi đủ điều kiện về hưu.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
–> Một số thay đổi về chế độ hưu trí trong năm 2023