19006172

Có được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội khi chưa đóng đủ 20 năm không?

Tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội khi chưa đóng đủ 20 năm không?

Tôi là nam giới năm nay đã tròn 60 tuổi; hết năm nay tôi sẽ xin nghỉ việc nhưng mới đóng Bảo hiểm xã hội được 15 năm. Vậy nếu giờ tôi muốn tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thêm 5 năm còn thiếu nữa để hưởng lương hưu thì có được không? Tôi làm thủ tục như thế nào thì mới tham gia được? Khi đóng đủ rồi thì làm sao để được hưởng lương hưu. Tôi đóng cả bắt buộc và tự nguyện như vậy thì bình quân lương tính dựa theo khoảng thời gian nào? Mong sớm được giải đáp! Tôi cám ơn nhiều!


Tiếp tục đóng bảo hiểm xã hộiCảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin được trả lời bạn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội khi chưa đóng đủ 20 năm

Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định như sau: 

“Điều 9. Phương thức đóng

Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

a) Đóng hằng tháng;

b) Đóng 03 tháng một lần;

c) Đóng 06 tháng một lần;

d) Đóng 12 tháng một lần;

đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu”

Như vậy:

Bạn cho biết bạn là nam giới; đã đủ 60 tuổi nhưng mới đóng đóng bảo hiểm xã hội được 15 năm. Trong khi đó, theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì lao động nam chỉ được hưởng lương hưu khi đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội. Do đó bạn có thể tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo 1 trong 2 cách sau để được hưởng lương hưu:

+) Lựa chọn phương thức đóng hàng tháng, 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng cho đến khi bạn đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội;

+) Đóng một lần cho 5 năm còn thiếu để được hưởng lương hưu ngay sau khi đóng đủ.

Thứ hai, về thủ tục để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo quy định tại Điều 24 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

Điều 24. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH

1. Thành phần hồ sơ:

1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Như vậy, để đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

+) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

+) Sổ bảo hiểm xã hội mà bạn đã đóng ở đơn vị cũ;

+) Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân và sổ hộ khẩu/giấy tờ tạm trú.

Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi thường trú hoặc tạm trú.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện theo Luật bảo hiểm xã hội mới nhất

Tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội

Tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172

Thứ ba, về thủ tục để được hưởng lương hưu

Khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/2019/QĐ-BHXH quy định như sau:

“Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

1.Trách nhiệm của Bộ phận TN-Trả KQ

b) Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện, bảo lưu thời gian tham gia BHXH (gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích).

b1) Sổ BHXH.

b2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.”

Theo đó, bạn cần chuẩn bị:

+) Sổ bảo hiểm xã hội.

+) Đơn đề nghị hưởng lương hưu theo mẫu số 14-HSB (được ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH).

+) Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân và sổ hộ khẩu/giấy tờ tạm trú.

Nơi nộp hồ sơ: cơ quan BHXH quận/huyện nơi mà bạn đang cư trú.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thủ tục hưởng lương hưu qua thẻ ATM

Thứ tư, về cách tính bình quân tiền lương đóng bảo hiểm khi vừa đóng bắt buộc vừa đóng tự nguyện

Căn cứ Khoản 4 Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định cách tính lương hưu đối với người tham gia BHXH có thời gian đóng BHXH bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội =   Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc x Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc + Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
  Tng stháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc + Tng stháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện  
                       

Trong đó:

– Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

– Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

-> Thời điểm hưởng lương hưu cho người lao động

luatannam