Có phải đóng bảo hiểm cho người giúp việc gia đình?
Tôi hiện đang là giúp việc gia đình; tôi làm việc nhà và chăm sóc con nhỏ cho nhà chủ. Tôi có kí hợp đồng lao động với với chủ nhà trong thời gian là 01 năm. Vậy nhà chủ bảo có phải đóng bảo hiểm cho người giúp việc gia đình như tôi không? Vì thấy họ bảo tôi phải tự đi mua bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nếu đúng thì thủ tục mua như thế nào? Bảo hiểm này có được hưởng quyền lợi gì khi bị ốm đau hay không? Trường hợp không có thì khi tôi đau ốm tôi có được chủ nhà trả lương cho không?
Với trường hợp có phải đóng bảo hiểm cho người giúp việc gia đình không của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, có phải đóng bảo hiểm cho người giúp việc gia đình không?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 163 Bộ luật lao động năm 2019:
“Điều 163. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình
2. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.”
Cụ thể, Điều 19 Nghị định 27/2014/NĐ-CP có hướng dẫn như sau:
“Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động tự lo bảo hiểm.”
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 134/2015/NĐ-CP về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
“1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, chủ nhà nơi bạn đang làm lao động giúp việc gia đình thì sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho bạn. Thay vào đó, chủ nhà sẽ trả trực tiếp khoản tiền này cho bạn để họ tự tham gia bảo hiểm. Khi đó, bạn có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Giúp việc gia đình có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?
Thứ hai, về thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 97 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 97. Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.”
Bên cạnh đó, Điều 24 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 24. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
Theo đó, bạn chỉ cần nộp tờ khai theo mẫu TK1-TS được ban hành mới nhất kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH cho cơ quan BHXH cấp huyện nơi bạn đang có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Đồng thời bạn xuất trình chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân và sổ hộ khẩu/giấy tờ tạm trú để có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về chế độ ốm đau khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Điều 4 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định”.
Theo quy định nêu trên thì chỉ có người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mới được hưởng chế độ ốm đau. Trường hợp bạn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì chỉ được hưởng 02 chế độ là hưu trí và tử tuất; không được hưởng chế độ ốm đau.
Thứ tư, về quyền lợi của bạn khi bị ốm đau
Căn cứ Điều 20 Nghị định 27/2014/NĐ-CP như sau:
“Điều 20. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị ốm, bị bệnh
1. Trường hợp người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động bị ốm, bị bệnh, người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động nghỉ ngơi, khám, chữa bệnh. Chi phí khám, chữa bệnh do người lao động chi trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
2. Người sử dụng lao động không phải trả lương cho những ngày người lao động phải nghỉ việc do bị ốm, bị bệnh“.
Theo đó, khi bạn làm lao động giúp việc gia đình mà bị ốm đau thì chủ nhà có trách nhiệm với bạn như sau:
– Phải tạo điều kiện để bạn nghỉ ngơi, khám, chữa bệnh.
– Nếu có thỏa thuận thì chi phí khám, chữa bệnh sẽ chủ nhà của bạn chi trả.
– Bạn sẽ không phải trả lương cho những ngày người giúp việc phải nghỉ việc do bị ốm, bị bệnh.
Trên đây là bài viết về vấn đề có phải đóng bảo hiểm cho người giúp việc gia đình không? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Đóng bảo hiểm y tế cho người giúp việc gia đình
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về có phải đóng bảo hiểm cho người giúp việc gia đình không; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7 về bảo hiểm xã hội 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-> Hình thức của hợp đồng lao động và thời gian thử việc đối với lao động giúp việc gia đình
- Quy định cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH khi bị mất
- Mức tiền hưởng BHXH 1 lần của người lao động quy định thế nào?
- Lãnh BHTN cần tất cả các quyết định thôi việc đúng không?
- Nhận tiền BHXH một lần có bị thu lại sổ BHXH hay không?
- Phải có biên bản điều tra mới được hưởng chế độ tai nạn lao động