19006172

Có thể nhận bảo hiểm thất nghiệp ở sổ BHXH thứ hai không?

Nhận bảo hiểm thất nghiệp ở sổ BHXH thứ hai không?

Có thể nhận bảo hiểm thất nghiệp ở sổ BHXH thứ hai không? Cho tôi hỏi điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp là gì? Năm 2012 tôi nghỉ việc ở một công ty và làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, tôi làm việc tiếp ở một công ty nữa và vừa nghỉ việc nhưng công ty mới lại làm cho tôi một quyển sổ bảo hiểm khác. Thời gian đóng bảo hiểm ở quyển sổ thứ hai của tôi là hơn 1 năm. Tôi có thể được nhận trợ cấp thất nghiệp ở quyển sổ BHXH thứ hai được không? Tôi cần chuẩn bị hồ sơ gì?


nhận bảo hiểm thất nghiệp ở sổ BHXH Về việc có thể nhận bảo hiểm thất nghiệp ở sổ BHXH thứ hai; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo Điều 49 Luật việc làm năm 2013, các điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau: 

– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đúng pháp luật, không trong thời gian hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng việc làm

Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trừ một số trường hợp (chết, thực hiện nghĩa vụ quân sự,…).

Thứ hai, có thể nhận bảo hiểm thất nghiệp ở sổ BHXH thứ hai?

Căn cứ Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định:

2. Gộp sổ BHXH và hoàn trả

Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:

+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.

+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 43.”

Theo đó, khi bạn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty thứ hai và được công ty đóng bảo hiểm xã hội bằng một sổ bảo hiểm xã hội khác thì khi giải quyết các chế độ liên quan đến BHXH, BHTN, cơ quan BHXH sẽ gộp 2 sổ BHXH này và cấp cho bạn một sổ BHXH mới với số sổ mới là số của sổ BHXH đầu tiên.

Như vậy, trước khi bạn làm thủ tục xin hưởng trợ cấp thất nghiệp lần thứ 2 tại trung tâm dịch vụ việc làm, bạn cần làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH, cơ quan BHXH sẽ thu hồi 2 sổ BHXH của bạn và cấp cho bạn một sổ mới với thời gian đóng BHXH là tổng thời gian bạn tham gia BHXH tại công ty thứ nhất và công ty thứ hai.

Ngoài ra, trong sổ BHXH được cấp mới, số thời gian bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp để được tính hưởng BHTN lần thứ 2 này là số thời gian bạn tham gia BHXH theo sổ BHXH tại công ty thứ hai tức là hơn 1 năm theo như thông tin bạn cung cấp.

Bạn có thể tham khảo bài viết: Gộp sổ BHXH khi đã nghỉ việc

nhận bảo hiểm thất nghiệp ở sổ BHXH

Dịch vụ hỗ trợ tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172

Thứ ba, về hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP và Khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP thì bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

1. Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu số 03 được ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH).

2. Các giấy tờ liên quan đến việc chấm dứt lao động như:

– Quyết định thôi việc

– Quyết định sa thải

– Quyết định kỷ luật buộc thôi việc

– Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

– Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;

– Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;

– Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

3. Sổ bảo hiểm xã hội đã được chốt thời gian đóng ở công ty thứ hai.

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm chứng minh thư (bản chính) khi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trên đây là bài viết về vấn đề có thể nhận bảo hiểm thất nghiệp ở sổ BHXH thứ hai?

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về có thể nhận bảo hiểm thất nghiệp ở sổ BHXH thứ hai; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về bảo hiểm thất nghiệp 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

-> Cách tính thời gian và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp

luatannam