Đi khám chữa bệnh trái tuyến thì mức hưởng BHYT như nào?
Đi khám chữa bệnh trái tuyến thì mức hưởng BHYT như nào? Bố tôi năm nay 70 tuổi, Bố tôi có BHYT KCB ở trạm y tế xã của một huyện ở tỉnh Nam Định. Bố tôi bị bệnh và tôi muốn mang bố vào Tp. HCM để mổ bàng quang và chữa bệnh cho bố. Vậy tôi xin được hỏi nếu bố tôi vào Tp. HCM KCB thì thẻ BHYT của bố tôi được tính như thế nào?
- Quy định về mức hưởng BHYT khi đi khám trái tuyến trung ương
- Điều trị nội trú trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh được chi trả thế nào?
- Điều trị sau cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến có được chi trả bảo hiểm y tế?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Đi khám chữa bệnh trái tuyến thì mức hưởng BHYT như nào; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”
Dẫn chiếu quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:
Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, trong trường hợp của bạn bố bạn có nơi khám chữa bệnh ban đầu ở Nam định, nếu bạn đưa bố bạn vào Thành phố HCM mà không có giấy chuyển tuyến thì là thuộc trường hợp tự ý đi khám chữa bệnh không đúng tuyến, nên được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán là:
– Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú
– Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú
Trên đây là bài viết tư vấn về vấn đề: Đi khám chữa bệnh trái tuyến thì mức hưởng BHYT như nào. Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo thêm các bài viết sau:
Nếu còn vướng mắc các quy định về giấy chuyển tuyến; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Mẹ được nghỉ hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà con mất không?
- Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động của đoàn điều tra cấp cơ sở
- Cấp cứu khác nơi đăng kí khám chữa bệnh được thanh toán bao nhiêu phần trăm?
- Tính tiền BHXH một lần cho người đóng BHXH từ năm 2008
- Trường hợp nào đóng BHTN mà lại không được hưởng?