Doanh nghiệp nào được tạm dừng đóng BHXH trên địa bàn Hà Nội
Tôi có nghe nói các doanh nghiệp được phép tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí tử tuất. Cho tôi hỏi doanh nghiệp nào được tạm dừng đóng BHXH? Thời gian tạm dừng đóng BHXH quy định thế nào? Khi tạm dừng đóng BHXH thì doanh nghiệp phải đóng BHXH bao nhiêu %?
- Hướng dẫn chi tiết quy trình để tạm dừng đóng BHXH tại Hà Nội
- Thủ tục tạm dừng đóng BHXH đối với DN tạm thời cho 50% lao động nghỉ việc tại Hà Nội
Luật sư tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Doanh nghiệp nào được tạm dừng đóng BHXH của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cho bạn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về vấn đề Doanh nghiệp nào được tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí tử tuất
Hiện nay theo Hướng dẫn liên ngành số 882/HDLN-BHXH-LĐTB&XH-TC ngày 24/03/2020 giữa Bảo hiểm xã hội thành phố – Sở lao động thương binh và xã hội – Sở tài chính có hướng dẫn về điều kiện để các doanh nghiệp được tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí tử tuất như sau:
“Người sử dụng lao động quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 (gọi chung là doanh nghiệp) gặp khó khăn do dịch bệnh gây ra dẫn đến không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên; hoặc bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra (không kể giá trị tài sản là đất) theo
quy định tại Khoản 1 Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; các khoản 1,2,3,4 Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ_CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ và Điều 28 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.”
Như vậy, theo quy định này thì Hà Nội không có quy định các ngành nghề được tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí tử tuất mà quy định tất cả các doanh nghiệp không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên; hoặc bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra (không kể giá trị tài sản là đất) sẽ được tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí tử tuất.
Thứ hai, về thời gian tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí tử tuất đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Hiện nay theo Hướng dẫn liên ngành số 882/HDLN-BHXH-LĐTB&XH-TC ngày 24/03/2020 giữa Bảo hiểm xã hội thành phố – Sở lao động thương binh và xã hội – Sở tài chính có hướng dẫn về thời gian tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí tử tuất như sau:
“- Kể từ ngày doanh nghiệp đề nghị và nộp hồ sơ đầy đủ với cơ quan BHXH đến tháng 6 năm 2020.
– Trong trường hợp hết tháng 6/2020 dịch covid 19 vẫn chưa thuyên giảm, nếu doanh nghiệp có đề nghị thì Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội Sở Tài Chính báo cáo Ủy ban nhân dân Thành Phố gửi BHXH Việt Nam xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 12/2020″
Như vậy, theo hướng dẫn tại văn bản này thì phía doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid 19 được đề nghị tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí tử tuất đến tháng 6/2020. Trường hợp dịch không thuyên giảm thì đến 6/2020 doanh nghiệp tiếp tục có văn bản đề nghị để xem xét dừng đóng đến tháng 12/2020.
Thứ ba, về vấn đề đóng BHYT cho người lao động trong thời gian tạm dừng đóng BHXH
Theo hướng dẫn tại mục 2.1.2 văn bản hướng dẫn dẫn liên ngành số 882/HDLN-BHXH-LĐTB&XH-TC ngày 24/03/2020 giữa Bảo hiểm xã hội thành phố – Sở lao động thương binh và xã hội – Sở tài chính có quy định như sau:
“2.1.2. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, Doanh nghiệp vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN), quỹ bảo hiểm y tế (BHYT), quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).”
Như vậy, theo quy định này thì khi doanh nghiệp đủ điều kiện tạm dừng đóng BHXH thì doanh nghiệp hàng tháng vẫn phải tham gia đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN), quỹ bảo hiểm y tế (BHYT), quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Theo đó, hàng tháng người lao động phải đóng 1,5% bảo hiểm y tế, 1% bảo hiểm thất nghiệp (tổng là 2,5%); doanh nghiệp phải đóng là 3% quỹ ốm đau- thai sản, 3% quỹ bảo hiểm y tế, 0,5% quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, 1% bảo hiểm thất nghiệp (tổng là 7,5%).
Như vậy, hàng tháng doanh nghiệp và người lao động vẫn phải đóng 10% các loại bảo hiểm.
Nếu còn vướng mắc về vấn đề Doanh nghiệp nào được tạm dừng đóng BHXH bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn chế độ bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
->Thẩm quyền giải quyết tạm dừng đóng BHXH theo quy định hiện hành
- Trong thời hạn nghỉ không hưởng lương có được hưởng chế độ ốm đau?
- Phân biệt tai nạn lao động bị thương nặng và tai nạn lao động bị thương nhẹ
- Được hỗ trợ học nghề bao nhiêu tháng và mức hỗ trợ như thế nào?
- Làm thế nào để đóng tiếp BHXH khi đã bị hủy sổ do hưởng BHXH 1 lần?
- Bị lao cột sống được chỉ định điều trị 3.5 tháng thì mức hưởng ốm đau thế nào?