19006172

Đối tượng áp dụng tính tiền trượt giá khi nhận bảo hiểm xã hội một lần

Đối tượng áp dụng tính tiền trượt giá khi nhận bảo hiểm xã hội một lần

Cho em hỏi giờ e muốn nhận bảo hiểm xã hội thanh toán 1 lần, em có thời gian đóng như sau:
Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2010 là 1,350,000
Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2011 là 1,550,000
Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2013 là 2,840,000
Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2014 là 3,146,000
Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2015 là 3,700,000
Từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2016 là 4,000,000
Từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 2 năm
2017 là4,500,000
Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2016 nghỉ thai sản
Từ ttháng 3 đến tháng 12 năm 2018 là 4,850,000
Từ tháng 3 đến tháng 3 năm 2019 là 5,230,000
Từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2019 là 5,610,000
Vậy khi nhận BHXH một lần em có được nhận tiền trượt giá và làm tròn lên thành 6 năm đóng không? Số tiền em nhân được sẽ là bao nhiêu thế ạ?



Đối tượng áp dụng tính tiền trượt giá

Tư vấn bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối tượng áp dụng tính tiền trượt giá khi nhận BHXH một lần

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

“Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:

a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.

b) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.”

Như vậy, nếu bạn thuộc các đối tượng áp dụng tính tiền trượt giá theo quy định trên bạn sẽ được áp dụng tiền trượt giá khi nhận BHXH một lần.

Thứ hai, quy định về việc làm tròn tháng lẻ đóng bảo hiểm

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần

4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Như vậy, theo quy định trên, trong thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 01-06 tháng sẽ được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng sẽ được tính là một năm. Bạn đóng BHXH 52 tháng thì bạn sẽ được làm tròn lên 4,5 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Thứ ba, số tiền BHXH một lần bạn được nhận là:

Căn cứ theo Bảng 1 Điều 2 Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH:

Điều 2. Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

Bảng 1:

Năm

Trưc 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Mức điều chnh

4,85

4,12

3,89

3,77

3,50

3,35

3,41

3,42

3,29

3,19

2,96

2,73

2,54

2,35

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

 

Mức điều chỉnh

1,91

1,79

1,64

1,38

1,26

1,18

1,14

1,13

1,10

1,06

1,03

1,00

1,00

 

Mức tiền lương tháng của bạn sau khi nhân với hệ số trượt giá là:

Năm 2010: 1 350 000 x 1,64 =2 214 000

Năm 2011: 1 550 000 x 1,38 = 2 139 000

Năm 2013: 2 840 000 x 1, 18 = 3 351 200

Năm 2014: 3 146 000 x 1,14 = 3 586 000

Năm 2015: 3 700 000 x 1,13 = 5 181 000

Năm 2016: [(4 000 000 x 2) + (4 500 000 x 10)/ 12] x 1,10 = 4 858 333

Năm 2017: 4 500 000 x 1,06 = 4 770 000

Năm 2018: 4 850 000 x 1,03 = 4 995 500

Năm 2019: [ (5 230 000 x 1) + (5 610 000 x 2) / 3] x 1.0 = 5 483 333

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính trợ cấp một lần là:

= (2 214 000 x5) + (2 139 000 x5) + (3 351 200 x4) + (3 586 000 x 3) + (5 181 000 x8) + (4 858 333 x12) + (4 770 000 x 2) + (4 995 500 x 10) + (5 483 333 x 3)

= 221 619 995/ 52 tháng = 4 261 923 (đồng)

Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”

Như vậy, số tiền BHXH một lần khi được nhân với hệ số tính tiền trượt giá mà bạn được hưởng là:

[1,5 x 1 năm (12 tháng trước năm 2014) x 4 261 923 ] + [2 x 3,5 năm (40 tháng bao gồm: 2 tháng lẻ trước năm 2014 và 38 tháng sau năm 2014) x 4 261 923 ] = 36 222 345,5 (đồng)

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7 về bảo hiểm xã hội một lần 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

-> Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần mới nhất

 

 

 

 

 

luatannam