Nội dung câu hỏi:
Chào mọi người, em tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty từ tháng 4/2013-12/2013 với mức lương đóng bảo hiểm là 2.515.000 đồng. Từ tháng 1/2014-3/2014 với mức lương đóng bảo hiểm là 3.000.000 đồng. Từ tháng 4/2014-12/2014 với mức lương đóng bảo hiểm xã hội là 3.300.000 đồng. Từ tháng 1/2015-12/2015 đóng bảo hiểm với mức lương 3.600.000 đồng. Từ tháng 1/2016-12/2016 đóng bảo hiểm với mức lương 3.800.000 đồng. Từ tháng 1/2017-12/2017 đóng bảo hiểm với mức lương 4.050.000 đồng. Từ tháng 1-12/2018 đóng bảo hiểm với mức lương 4.330.000 đồng. Từ tháng 1/2019-12/2019 đóng bảo hiểm với mức lương 4.635.000 đồng. Từ tháng 1/2020-10/2021 đóng bảo hiểm với mức lương 4.750.000 đồng. Với quá trình đóng như trên, mọi người tính giúp em nếu rút 1 lần thì em được bao nhiêu tiền ạ, em xin cảm ơn !
- Thủ tục rút Bảo hiểm xã hội 1 lần
- Có được ủy quyền cho người khác lãnh bảo hiểm xã hội một lần không
- Thời hạn giải quyết lãnh tiền BHXH 1 lần trong bao nhiêu ngày?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bạn: Đóng bảo hiểm 8 năm rút được bao nhiêu tiền, Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Công thức tính BHXH 1 lần khi đóng được 8 năm;
Căn cứ khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014, quy định về cách tính mức hưởng BHXH 1 lần như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần:
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Theo quy định trên cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần được chi trả dựa trên thời gian người lao động tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương (Mbqtl) tháng đóng BHXH như sau:
Mức hưởng= Mức bình quân tiền lương × số tháng hưởng BHXH 1 lần
Trong đó:
– Số tháng hưởng BHXH 1 lần được tính dựa trên nguyên tắc:
+) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
+) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
– Mức bình quân tiền lương được xác định theo khoản 2 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể: Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
– Khi tính mức bình quân tiền lương sẽ được áp dụng hệ số trượt giá theo bảng 1 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH như sau:
Bảng 1:
Năm |
Trước 1995 |
1995 |
1996 |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
2008 |
Mức điều chỉnh |
5,26 |
4,46 |
4,22 |
4,09 |
3,80 |
3,64 |
3,70 |
3,71 |
3,57 |
3,46 |
3,21 |
2,96 |
2,76 |
2,55 |
2,07 |
Năm |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
Mức điều chỉnh |
1,94 |
1,77 |
1,50 |
1,37 |
1,28 |
1,23 |
1,23 |
1,19 |
1,15 |
1,11 |
1,08 |
1,05 |
1,03 |
1,00 |
1,00 |
Hướng dẫn chi tiết cách tính tiền BHXH 1 lần khi đóng 8 năm (có trượt giá)
Bước 01: xác định hệ số trượt giá: năm 2023 đang được áp dụng theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH; cụ thể:
Năm |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
Mức điều chỉnh |
1,94 |
1,77 |
1,50 |
1,37 |
1,28 |
1,23 |
1,23 |
1,19 |
1,15 |
1,11 |
1,08 |
1,05 |
1,03 |
1,00 |
1,00 |
Bước 02: xác định số tháng hưởng BHXH 1 lần:
– Trước năm 2014: Bạn có 09 tháng lẻ đóng BHXH trước năm 2014 nên được cộng 9 tháng lẻ đấy tính vào sau năm 2014;
– Sau năm 2014: Bạn đóng được 7 năm 10 tháng + 9 tháng lẻ trước năm 2014 là 8 năm 7 tháng làm tròn là 9 năm tính hưởng 18 tháng lương bình quân.
Vậy bạn được hưởng 18 tháng mức bình quân tiền lương.
Bước 3: Tính mức bình quân tiền lương:
Năm 2013: Bạn đóng từ 4-12/2013 là 9 tháng với mức lương là: 2.515.000 đồng = 9 * 1,28 * 2.515.000 = 28.972.800 đồng
Năm 2014: Bạn đóng từ 1-3/2014 là 3 tháng với mức lương là 3.000.000 đồng = 3 * 1,23 * 3.000.000 = 11.070.000 đồng
Bạn đóng từ 4-12/2014 là 9 tháng với mức lương là 3.300.000 đồng = 9 * 1,23 * 3.300.000 = 36.531.000 đồng
Năm 2015: Bạn đóng từ 1-12/2015 là 12 tháng với mức lương là 3.600.000 đồng = 12 * 1,23 * 3.600.000 = 53.136.000 đồng
Năm 2016: Bạn đóng 1-12/2016 là 12 tháng với mức lương là 3.800.000 đồng = 12 * 1,19 * 3.800.000 = 54.264.000 đồng
Năm 2017: Bạn đóng từ 1-12/2017 là 12 tháng với mức lương là 4.050.000 đồng = 12 * 1,15 * 4.050.000 = 55.890.000 đồng
Năm 2018: Bạn đóng từ 1-12/2018 là 12 tháng với mức lương là 4.330.000 đồng = 12 * 1,11 * 4.330.000 = 57.675.600 đồng
Năm 2019: Bạn đóng từ 1-12/2019 là 12 tháng với mức lương là 4.635.000 đồng = 12 * 1,08 * 4.635.000 = 60.069.600 đồng
Năm 2020: Bạn đóng từ 1-12/2020 là 12 tháng với mức lương là 4.750.000 đồng = 12 * 1,05 * 4.750.000 = 59.850.000 đồng
Năm 2021: Bạn đóng từ 1-10/2021 là 10 tháng với mức lương là 4.750.000 đồng = 10 * 1.03 * 4.750.000 = 48.925.000 đồng
Vậy, mức bình quân tiền lương trong 103 tháng của bạn là: 466.384.000/103 = 4.528.000 đồng
Bảo hiểm xã hội một lần của bạn = mức bình quân tiền lương * số tháng hưởng BHXH = 4.528.000 * 18 = 81.504.000 đồng
Hướng dẫn thủ tục – hồ sơ rút BHXH 1 lần
Căn cứ Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì khi người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội mà có tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm và nghỉ việc đủ 01 năm sẽ được lãnh bảo hiểm xã hội một lần nếu có yêu cầu. Do đó, trong trường hợp của bạn, khi đã nghỉ đủ 01 năm thì bạn có thể chuẩn bị hồ sơ để lãnh Bảo hiểm xã hội một lần.
Căn cứ tại Quyết định 222/2021/QĐ-BHXH về hướng dẫn thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1. Bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ lãnh bảo hiểm xã hội một lần như sau:
– Bản chính Sổ BHXH.
– Bản chính Đơn đề nghị (Mẫu số14-HSB).
Ngoài ra, khi đi nộp hồ sơ bạn cần mang theo Chứng minh thư/Căn cước công dân/Hộ chiếu và Giấy tờ cư trú như sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú;
Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan Bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi mà bạn đang cư trú theo sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú
Hình thức nộp hồ sơ: Bạn có thể nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:
– Qua giao dịch điện tử: NLĐ đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện từ đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi toàn bộ hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích;
– Qua dịch vụ bưu chính công ích;
– Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Thời hạn giải quyết: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 3. Nhận kết quả
Bạn sẽ nhận được:
– Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký (Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua giao dịch điện tử);
– Tiền trợ cấp:
+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân;
+ Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Có được hưởng tiền trượt giá khi tính BHXH 1 lần không?
- Tiền trượt giá khi nhận BHXH một lần được hiểu như thế nào?
Nếu còn vướng mắc về: Đóng bảo hiểm 8 năm rút được bao nhiêu tiền; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.
- Thành phần tham dự cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động
- Mức hưởng BHYT 5 năm liên tục khi khám, chữa bệnh trái tuyến
- Có phải gửi thư bảo đảm để thông báo tình hình tìm kiếm việc làm?
- Thủ tục báo giảm cho NLĐ nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản
- Thời gian tính bình quân lương khi nhận tiền BHXH một lần