Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần để hưởng hưu năm 2021
Cho em hỏi: Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần để hưởng hưu năm 2021. Tôi là nữ năm nay đã 56 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 10 năm, nhưng theo tôi được biết thì phải đóng được 20 năm bảo hiểm xã hội mới đủ điều kiện hưởng lương hưu. Vậy giờ tôi nghỉ việc ở công ty và đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện rồi cộng dồn cho đủ 20 năm được không. Tôi muốn đóng một lần luôn được không ạ?
- Mức thu nhập tháng tối đa và tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo luật mới
- Các quy định về chế độ khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2021
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Trường hợp của bạn về: Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần để hưởng hưu năm 2021; chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Căn cứ tại khoản 1 điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 quy định:
“Điều 5. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 71 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”
Như vậy; thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó; bạn đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 10 năm và hiện tại đã 56 tuổi nên nếu bạn có nguyện vọng đóng đủ 20 năm để hưởng lương hưu thì bạn có thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Căn cứ điểm e khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số vấn đề của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện:
“1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này”.
Theo đó; một trong các phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng hưu là đóng một lần cho những năm còn thiếu và chỉ áp dụng cho người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trường hợp của bạn; bạn là lao động nữ 56 tuổi (đáp ứng điều kiện về độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại điều 219 Bộ luật lao động năm 2019 ) đồng thời thiếu 10 năm đóng bảo hiểm để đủ 20 năm hưởng lương hưu. Do đó; bạn có thể đóng một lần cho 10 năm còn thiếu để hưởng lương hưu.
Trên đây là bài viết tư vấn về: Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần để hưởng hưu năm 2021. Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại: Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo luật mới
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về: Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần để hưởng hưu năm 2021. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh không đúng tuyến là bao nhiêu?
- Hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc khi nghỉ việc ở công ty
- Ứng dụng công nghệ thông tin khi thanh toán chi phí BHYT đối với trẻ em
- Địa chỉ nhận Bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội
- Xin đi làm sớm có được nghỉ hưởng dưỡng sức sau sinh không?