Đóng BHXH gián đoạn thì tính hưởng BHXH 1 lần như nào?
Đóng BHXH gián đoạn thì tính hưởng BHXH 1 lần như nào? Cho em hỏi về vấn đề như sau: em có đóng bhxh được 7 tháng trong năm 2012 rồi nghỉ việc với mức tiền lương là 3.200.000đ sau đó nghỉ việc. Đến tận năm 2017 em mới đi làm lại và tiếp tục đóng bhxh như sau: Từ tháng 1/2017 đến 12/2017 là 5.500.000đ, từ tháng 1/2018 đến 6/2018 là 5.700.000đ, từ tháng 7/2018 đến 12/2018 là 5.850.000đ. Từ tháng 1/2019 đến 3/2019 là 6.200.000đ. Vậy thì mức hưởng bhxh 1 lần của em là bao nhiêu tiền? Em đã được nộp hồ sơ để rút chưa và em nộp hồ sơ tại nơi em tạm trú được không?
- Xác định thời điểm hưởng BHXH một lần sau 1 năm nghỉ việc
- Hồ sơ hưởng BHXH một lần gồm những giấy tờ gì?
Tư vấn bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến qua tổng đài 1900.6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Đóng BHXH gián đoạn thì tính hưởng BHXH 1 lần như nào của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, đóng BHXH gián đoạn thì tính hưởng BHXH 1 lần như nào?
Căn cứ quy định Khoản 2 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 20. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
Mbqtl = |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo : hiểm xã hội |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Tại Khoản 4 Điều 19 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần
4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”
Đồng thời tại điểm b Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Khi tính bình quân tiền lương thì bạn sẽ được thêm hệ số trượt giá quy định tại Bảng 1 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thì mức bình quân tiền lương được tính như sau:
Mbql = {(1,30 x 3.200.000 x 7) + (1,10 x 5.500.000 x 12) + (1,06 x 5.700.000 x 6) + (1.06 x 5.850.000 x 6) + (1,03 x 6.200.000 x3)} : 34 = 5.715.764 đồng.
Mbqtl = 5.715.764 đ/th
Bạn cho biết năm 2012 bạn có đóng BHXH 7 tháng, do đó 7 tháng này sẽ được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Do đó, thời gian đóng BHXH của bạn được tính là 2 năm 10 tháng và được làm tròn thành 3 năm.
Trợ cấp BHXH một lần: 2 x 3 x 5.715.764 = 34.294.588 đồng.
Như vậy, khi bạn thanh toán bảo hiểm một lần thì được nhận số tiền là 34.294.588 đồng.
Thứ hai, thời điểm nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần
Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;”
Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp đặc biệt phải sau 01 năm nghỉ việc và không tiếp tục đóng bảo hiểm ở đâu bạn mới có thể rút tiền BHXH một lần.
Thứ ba, nộp hồ sơ hưởng BHXH tại nơi tạm trú được không?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 166/QĐ-BHXH:
“1.2. BHXH huyện
1.2.3. Lập danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH huyện chi trả; danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH huyện giải quyết chuyển cơ quan Bưu điện chi trả; danh sách hỗ trợ ĐTKNN theo phân cấp thu.”
Theo đó, bạn sẽ phải nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi bạn cư trú để được giải quyết. Đồng thời, nơi cư trú được xác định là thường trú hoặc tạm trú. Do đó, bạn có thể nộp hồ sơ tại nơi có đăng ký tạm trú và có sổ tạm trú.
Trên đây là bài viết về vấn đề Đóng BHXH gián đoạn thì tính hưởng BHXH 1 lần như nào?
Nếu còn vướng mắc về Đóng BHXH gián đoạn thì tính hưởng BHXH 1 lần như nào; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
->Tính mức hưởng BHXH một lần theo hệ số trượt giá mới năm 2020
- Đóng BHXH vừa đủ 6 tháng có được hưởng chế độ thai sản không?
- Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có được nghỉ hưu trước tuổi?
- Báo giảm cho NLĐ nghỉ thai sản thì công ty có phải đóng BHXH không?
- Đóng 14 tháng BHTN được hưởng bao nhiêu tháng trợ cấp thất nghiệp?
- Thủ tục đổi lại bảo hiểm y tế khi sai địa chỉ như thế nào?