Đóng BHXH theo lương tối thiểu vùng thì bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu?
Đóng BHXH theo lương tối thiểu vùng thì bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu? Vợ tôi đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 1 năm 2018. Mức lương cơ bản các năm theo lương Vùng 1: Vậy nếu thanh toán bảo hiểm xã hội 1 lần thì vợ tôi được bao nhiêu tiền. Mong tổng đài tư vấn và giúp đỡ.
- Cách tính bảo hiểm xã hội một lần cho năm 2021
- Tiền BHXH một lần được tính như thế nào khi có cả thời gian nghỉ thai sản?
- Bị sai số chứng minh trên sổ BHXH có lấy được một lần?
Tư vấn bảo hiểm xã hội một lần:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Do bạn không nêu rõ vợ bạn đóng BHXH bắt buộc hay tự nguyện do đó bài viết dưới đây chúng tôi tư vấn cho bạn trường hợp vợ bạn tham gia BHXH bắt buộc:
Mức lương tối thiểu vùng của các năm tương ứng là: năm 2011: 1.350.000 đồng; năm 2012: 2.000.000 đồng; năm 2013: 2.350.000 đồng; năm 2014: 2.700.000 đồng; năm 2015: 3.100.000 đồng; năm 2016: 3.500.000 đồng; năm 2017: 3.750.000 đồng;
Về số tháng được hưởng BHXH 1 lần
Tại Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định khi mức hưởng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm; và giai đoạn trước năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Cụ thể:
– Giai đoạn trước năm 2014: Vợ bạn đóng được 2 năm (6 tháng lẻ được chuyển sang năm 2014)
– Giai đoạn từ năm 2014 trở đi: Vợ bạn đóng được 4 năm 01 tháng + 6 tháng = 4 năm 07 tháng
=> số tháng được hưởng BHXH 1 lần của bạn bằng: 2 x 1,5 + 5 x 2 = 13 tháng.
+) Xác định mức bình quân tiền lương
Căn cứ Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội và theo quy định tại Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 2011 là 1,42; năm 2012 là 1,30; năm 2013 là 1,22; năm 2014 là 1,18; năm 2015 là 1,17; năm 2016 là 1,14, năm 2017 ;là 1,10; năm 2018 là: 1,06;
+ Mức bình quân tiền lương sau khi đã nhân hệ số là:
((1.350.000 x 6 x 1,42) + (2.000.000 x 12 x 1,30) + (2.350.000 x 12 x 1,22) + (2.700.000 x 12 x 1,18) + (3.100.000 x 12 x 1,17) + (3.500.000 x 12 x 1,14) + (3.750.000 x 12 x 1,10) + (3.980.000 x 1 x 1,06) : 84 tháng = 3.100.723 đồng
Tư vấn bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến: 1900.6172
Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của vợ bạn là: 3.100.723 x 13 = 40.309.409 đồng.
Trên đây là bài tư vấn về: Đóng BHXH theo lương tối thiểu vùng; Bạn có thể tham khảo về tính bảo hiểm xã hội một lần khi đóng BHXH tự nguyện:
Người đóng BHXH tự nguyện có được hưởng tiền trượt giá khi rút một lần?
Thời gian giải quyết bảo hiểm xã hội một lần
Nếu còn vướng mắc về đóng BHXH theo lương tối thiểu vùng bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Hồ sơ để giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động khi con ốm
- Dùng giấy xác nhận tạm trú để nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần được không?
- Lao động nam được nghỉ chăm sóc vợ khi sinh con không?
- Hưởng chế độ thai sản khi đóng BHXH ngắt quãng đối với lao động nữ
- Có được hưởng BHXH một lần khi đóng tự nguyện?