19006172

Gián đoạn BHYT 2 tháng do thử việc có được coi là liên tục?

Gián đoạn BHYT 2 tháng do thử việc có được coi là liên tục?

Tôi đã làm việc công ty TNHH xây dựng và đóng liên tục BHYT 8 năm, trong năm 2019 tôi có KCB bằng BHYT. Sau đó tôi có qua 1 công ty khác để làm và mất 02 tháng thử việc không được đóng BHYT. Sau đó tiếp tục đóng nhưng trên thẻ của tôi không có dòng liên tục 5 năm. Vậy tôi có phải tính lại từ đầu từ thời điểm bắt đầu vào công ty mới hay không? Không biết sau khi nghỉ việc thì thẻ BHYT có thể sử dụng được nữa hay không? Xin cảm ơn rất nhiều.



Gián đoạn BHYT 2 tháng do thử việc

Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, gián đoạn BHYT 2 tháng do thử việc có được coi là liên tục?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 12. Thẻ bảo hiểm y tế

Thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành, phản ánh được các thông tin sau:

5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.”

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn; Bạn đã làm việc công ty TNHH xây dựng và đóng liên tục BHYT 8 năm, trong năm 2019 tôi có KCB bằng BHYT. Sau đó bạn có qua 1 công ty khác để làm và mất 02 tháng thử việc không được đóng BHYT. Sau đó tiếp tục đóng nhưng trên thẻ của bạn không có dòng liên tục 5 năm.

Theo đó, bạn chỉ gián đoạn BHYT 2 tháng thử việc nên bạn vẫn được tính là tham gia BHYT 5 năm liên tục mà không phải bị tính lại từ đầu.

Thứ hai, giá trị sử dụng thẻ BHYT sau khi nghỉ việc

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

“Điều 50. Trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu

2. Trách nhiệm của đơn vị, Đại lý thu

2.1. Đơn vị

a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.”

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm 9.7 Công văn 1734/BHXH-QLT quy định:

“9. Quy định về cấp và quản lý thẻ BHYT

9.7. Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.”

Như vậy, theo quy định trên thì khi bạn nghỉ việc thì công ty sẽ phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Nếu báo giảm sau tháng mà bạn nghỉ việc thì thẻ BHYT được sử dụng đến hết tháng mà công ty báo giảm.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Trường hợp nào được cộng dồn thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục?

Để hưởng quyền lợi BHYT 5 năm liên tục cần làm thủ tục gì?

luatannam