Giúp việc gia đình có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?
Giúp việc gia đình có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không? Mẹ tôi đang làm giúp việc gia đình cho gia đình tại Thanh Xuân- Hà Nội với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng. Vậy mẹ tôi có phải ký hợp đồng lao động không? Khi ký giúp việc rồi thì có phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội không? Mong sớm được giải đáp! Tôi cám ơn nhiều!
Với trường hợp Giúp việc gia đình có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về vấn đề ký hợp đồng lao động với người giúp việc gia đình
Căn cứ Điều 161 và Điều 162 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 161. Lao động là người giúp việc gia đình
1. Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
2. Chính phủ quy định về lao động là người giúp việc gia đình.
Điều 162. Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.”
Căn cứ các quy định nêu trên thì:
– Nếu mẹ của bạn là người làm thường xuyên các công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại thì giữa mẹ bạn và người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản;
– Nếu mẹ của bạn là người làm các công việc nêu trên theo hình thức khoán việc thì giữa hai bên không nhất thiết phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản.
Thứ hai, giúp việc gia đình có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?
Căn cứ theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
“Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
2. Trường hợp người lao động trên đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp”.
Theo quy định nêu trên thì dù mẹ bạn có giao kết hợp đồng lao động thì cũng không thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội cho người giúp việc gia đình
Căn cứ Điều 19 Nghị định 27/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 19. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động tự lo bảo hiểm”.
Mặt khác, Khoản 1 và Khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồnglao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
… 4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này”.
Như vậy, mẹ của bạn là người giúp việc gia đình được giao kết HĐLĐ thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Chủ nhà có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của mẹ bạn một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội để mẹ bạn tự lo bảo hiểm.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất
Thứ tư, Giúp việc gia đình có phải tham gia bảo hiểm y tế không?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này”.
Cũng theo Điều 19 Nghị định 27/2014/NĐ-CP chủ nhà sẽ có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của mẹ bạn một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế để người lao động tự đóng. Khi đó, mẹ của bạn có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.
Trên đây là bài viết về vấn đề giúp việc gia đình có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không? Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Hồ sơ và mức đóng BHYT tự nguyện?
Nếu còn vướng mắc về vấn đề giúp việc gia đình có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về bảo hiểm thất nghiệp 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-> Người giúp việc có đóng BHXH thì có được hưởng chế độ ốm đau không?
- Bị sai số chứng minh trên sổ BHXH có lấy được một lần?
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi nạo hút thai
- Điều kiện về thời gian đóng để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ
- Năm 2023 đóng BHXH tự nguyện có được hưởng thai sản không?
- Có thể dùng tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp để đóng bảo hiểm tự nguyện không?