19006172

Hồ sơ hưởng chế độ phá thai bệnh lý năm 2021 của NLĐ

Hồ sơ hưởng chế độ phá thai bệnh lý năm 2021 của NLĐ

Cháu có thai được 21 tuần 5 ngày phát hiện thai bị dị tật nên được bác sĩ chỉ định bỏ. Cháu dùng dịch vụ phá thai bằng thuốc tại khoa điều trị theo yêu cầu bệnh viện Phụ sản Trung ương. Sau 3 ngày được ra viện và có giấy ra viện đóng dấu của bệnh viện, cháu còn được ghi thêm trong giấy ra viện chỉ định nghỉ thêm hơn 30 ngày nữa. Thời gian nghỉ của cháu có tính ngày nghỉ hàng tuần không ạ?

Theo cháu được biết thì phải có giấy ra viện mới được giải quyết đúng không ạ? Nhưng sau 1 ngày về nhà thì cháu bỏ quên và mất tờ giấy ra viện do bệnh viện cấp. Bây giờ cháu có thể quay lại bệnh viện xin cấp lại không? Thời hạn mà cháu phải nộp giấy tờ để nhận tiền là bao lâu? Cháu mong sớm nhận được phản hồi. Trân trọng.



Hồ sơ hưởng chế độ phá thai bệnh lý

Hỗ trợ tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Hồ sơ hưởng chế độ phá thai bệnh lý của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, thời gian nghỉ phá thai bệnh lý có tính ngày nghỉ hằng tuần?

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

Theo đó, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn có thai được 21 tuần 5 ngày phát hiện thai bị dị tật nên được bác sĩ chỉ định bỏ. Sau 3 ngày thì bạn được ra viện và có giấy ra viện đóng dấu của bệnh viện trong giấy ra viện cộng thêm chỉ định nghỉ thêm hơn 30 ngày nữa. Thời gian mà bạn nghỉ do phá thai bệnh lý sẽ tính cả ngày nghỉ hằng tuần theo quy định.

Thứ hai, về hồ sơ hưởng chế độ phá thai bệnh lý

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định Hồ sơ hưởng chế độ phá thai bệnh lý như sau:

“Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

2.2. Đối với chế độ thai sn của người đang đóng BHXH: Hồ sơ theo quy định tại Điều 101 Luật BHXH; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 15, 18, 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; Điều 7 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây:

2.2.1. Lao động n đi khám thai, sy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai:

a) Trường hợp điều trị nội trú: Bn sao giấy ra viện của người lao động; trường hợp chuyn tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bn sao giấy chuyn tuyến hoặc bản sao giấy chuyn viện.

b) Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc bn sao giy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.”

Theo đó, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn phát hiện thai bị dị tật nên được bác sĩ chỉ định bỏ. Sau 3 ngày được ra viện và có giấy ra viện đóng dấu của bệnh viện, bạn còn được ghi trong giấy ra viện chỉ định nghỉ thêm hơn 30 ngày nữa. Do đó, để được hưởng chế độ phá thai bệnh lý thì bạn sẽ phải có giấy ra viện theo quy định.

Thứ ba, về vấn đề mất giấy ra viện

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT thì:

“5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:

a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:

– Bị mất, bị hỏng;

– Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;

– Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;

– Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp cấp lại phải đóng dấu “Cấp lại” trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.’

Theo quy định trên thì trong trường hợp giấy ra viện của bạn bị mất bạn sẽ được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện cấp lại.

Thứ tư, về thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ phá thai bệnh lý

Căn cứ Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định:

“Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của luật này cho người sử dụng lao động.

Theo đó, thời hạn mà bạn có thể nộp hồ sơ để hưởng chế độ phá thai bệnh lý là trong vòng 45 ngày kể từ ngày bạn trở lại làm việc

Trên đây là bài viết về vấn đề Hồ sơ hưởng chế độ phá thai bệnh lý năm 2021 của NLĐ.

Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc về Hồ sơ hưởng chế độ phá thai bệnh lý vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về chế độ thai sản 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

->Hướng dẫn điền mẫu 01B-HSB khi NLĐ phá thai bệnh lý

Trả lời

luatannam