Hồ sơ và mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần
Em có một vấn đề về hồ sơ và mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần cần sự tư vấn từ anh/chị. Em có làm cho một công ty ở Thành Phố Hồ Chí Minh và có tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Em xin nghỉ việc từ ngày 30.04.2015. Vậy hiện nay em muốn xin nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần thì em cần phải chuẩn bị những hồ sơ và mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được nhận là bao nhiêu?
Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của em như sau:
Tháng 07/2012 – 09/2012: Mức lương đóng BHXH là: 2.360.000
Tháng 10/2012 – 12/2012: Mức lương đóng BHXH là: 3.600.000
Tháng 01/2013 – 02/2013: Mức lương đóng BHXH là: 3.828.000
Tháng 03/2013 – 09/2013: Mức lương đóng BHXH là: 4.075.000
Tháng 08/2014 – 04/2015: Mức lương đóng BHXH là: 3.500.000
- Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần có cần quyết định nghỉ việc không?
- Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- Có được ủy quyền nhận bảo hiểm xã hội một lần không?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Với vấn đề hồ sơ và mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 như sau:
“4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”
Theo đó:
Mức hưởng bảo hiểm xã hội của bạn được tính như sau:
+) Đối với thời gian làm việc trước năm 2014, cứ 1 năm làm việc được hưởng 1.5 tháng mức bình quân tiền lương. Do đó, 12 tháng làm việc (từ tháng 7/2012 đến tháng 6/2013) bạn được hưởng 1.5 tháng mức bình quân tiền lương. Thời gian tham gia từ tháng 7/2013 đến tháng 9/2013 được chuyển sang cộng dồn với năm 2014.
+) Đối với thời gian làm việc từ năm 2014 trở đi, cứ một năm làm việc được nhận 2 tháng mức bình quân tiền lương. Do đó, với 12 tháng làm việc (từ tháng 7/2013 đến tháng 9/2013 và từ tháng 8/2014 đến tháng 4/2015) bạn sẽ được nhận 2 tháng mức bình quân tiền lương.
Vì vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của bạn = 1.5 + 2 = 3.5 tháng mức bình quân tiền lương.
Về mức bình quân tiền lương
Bạn không hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên căn cứ Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác nhận như sau:
“2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian”.
Theo đó, mức bình quân tiền lương = Tổng tiền lương các tháng đóng bảo hiểm/Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội
Cách tính mức bình quân tiền lương của bạn = (3×2.360.000 + 3×3.600.000 + 2×3.828.000 + 7×4.075.000 + 9×3.500.000) = 3.565.042 đồng
Tóm lại: mức hưởng = 3.5 x 3.565.042 = 12.477.647 đồng.
Tuy nhiên, khi hưởng bảo hiểm xã hội một lần, để đảm bảo quyền lợi cho bạn, khi tính lương bình quân để làm căn cứ xác định mức hưởng, cơ quan BHXH xã hội sẽ tính thêm tiền trượt giá cho bạn. Và hiện nay, hệ số trượt giá được quy định tại Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Quyết định số 166/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
1. Trách nhiệm của Bộ phận TN-Trả KQ
1.2. Tiếp nhận hồ sơ do đơn vị SDLĐ, Ủy ban nhân dân cấp xã, người lao động và thân nhân nộp với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ như sau:
1.2.3. Đối với hưởng BHXH một lần; hưởng trợ cấp một lần trong trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài định cư, công dân nước ngoài đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam: Hồ sơ theo quy định tại Điều 109 Luật BHXH; Điều 4, khoản 4 Điều 13, khoản 2 Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; điểm đ khoản 9 Điều 22 Thông tư số 181/2016/TT-BQP; khoản 1, 2 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm:
a) Trường hợp hưởng BHXH một lần.
a1) Sổ BHXH.
a2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.“
Theo quy định trên, hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần gồm:
– Sổ BHXH.
– Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính).
Ngoài ra, khi đi nộp hồ sơ, bạn cần mang theo chứng minh thư/căn cước công dân (bản chính) và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ tạm trú (bản chính).
Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi có hộ khẩu hoặc có giấy tờ tạm trú.
Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo thêm vấn đề Hồ sơ và mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần tại bài viết:
Thời gian giải quyết bảo hiểm xã hội một lần
Thời gian tối đa nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Trên đây là quy định của pháp luật về: Hồ sơ và mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần. Nếu trong quá trình giải quyết có gì vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Hồ sơ giải quyết chế độ tai nạn lao động theo quy định năm 2021
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp được 12 năm lãnh bao nhiêu tiền
- Mức hưởng BHXH một lần cho người có thời gian nghỉ thai sản
- Có thể nộp hồ sơ đổi thẻ BHYT cho công ty được không?
- Khám, chữa bệnh trái tuyến tỉnh được thanh toán theo BHYT không?