19006172

Hướng dẫn báo giảm lao động nghỉ việc muộn từ năm 2017

Hướng dẫn báo giảm lao động nghỉ việc muộn từ năm 2017

Em có người lao động đã nghỉ việc từ 01/10/2017 nhưng đến nay do nhân sự quên không báo nên cứ để vậy đến giờ. Nay em muốn làm thủ tục báo giảm cho họ nghỉ hẳn việc từ 01/10/2017 thì phải làm những gì. Em có làm hồ sơ báo giảm gồm mẫu D02-TS nhưng bị bảo hiểm từ chối. Vậy mong anh chị hướng dẫn giúp em ạ. Xin cảm ơn



báo giảm lao động nghỉ việc muộn

Tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Hướng dẫn báo giảm lao động nghỉ việc muộn từ năm 2017 của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về Trách nhiệm khi chấm dứt Hợp đồng lao động như sau:

“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”

Bên cạnh đó, căn cứ Công văn số 1734/BHXH-QLT của Bảo hiểm xã hội về thời hạn khai báo hồ sơ như sau:

10. Thời hạn khai báo hồ sơ

10.3. Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng giá trị thẻ BHYT của tháng sau. Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.”

Theo quy định nêu trên, khi người lao động nghỉ việc thì công ty bạn phải có trách nhiệm báo giảm lao động tham gia bảo hiểm xã hội đồng thời xác nhận lại quá trình đóng và trả lại sổ bảo hiểm và các tờ rời cho họ. Tuy nhiên, do sự nhầm lẫn nên bên bạn quên không báo giảm cho nhân sự này dẫn đến việc NLĐ mặc dù đã nghỉ việc nhưng vẫn được đóng bảo hiểm.

Như vậy, để báo giảm nghỉ việc hẳn cho người lao động từ năm 2017 thì bạn cần làm theo các bước sau:

Bước 01: Soạn công văn giải trình.

Lưu ý: Công văn giải trình không có mẫu mà do Công ty tự soạn thảo, đưa ra yêu cầu và giải thích cho hành động thực hiện của phía công ty.

Bước 02: Lập hồ sơ báo giảm lao động nghỉ việc tại mẫu 600

– Trong mẫu D02: Kê khai giống như các trường hợp báo giảm khác, tuy nhiên, tại cột 25 và cột 26 ghi: tháng 10/2017. Tại phần ghi chú: ghi thông tin “Báo giảm người lao động nghỉ việc từ 01/10/2017 do công ty quên không báo giảm”

– Trong Mẫu D01-TS: Bạn cần kê khai các hồ sơ làm căn cứ báo giảm cụ thể: Bảng lương tháng 10/2017; Quyết định nghỉ việc; Công văn đề nghị;

– Đính kèm file: Tại phần hồ sơ đính kèm, bạn cần đính kèm Công văn giải trình, Quyết định nghỉ việc; Bảng lương tháng 10/2017

Vậy, bạn cần kiểm tra lại xem hồ sơ đã đúng các vấn đề nêu trên chưa để chỉnh sửa lại cho đúng.

Bước 03: Chờ cơ quan BHXH duyệt hồ sơ

Có thể xảy ra 02 trường hợp sau:

TH01: BHXH từ chối hồ sơ và yêu cầu giải trình trực tiếp. Khi đó, cơ quan BHXH sẽ yêu cầu đơn vị lên làm việc và cầm theo các hồ sơ như: HĐLĐ, Bảng lương, Bảng công, Hệ thống thang bảng lương, Quy chế lương, Hồ sơ lao động, Hồ sơ tham gia Bảo hiểm xã hội của nhân sự…

Sau khi kiểm tra hồ sơ, Bảo hiểm xã hội phê duyệt và kết luận.

TH02: Cơ quan BHXH sẽ duyệt hồ sơ dựa trên các tài liệu đính kèm tại Bước 2.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Nghỉ việc từ ngày bao nhiêu trong tháng thì không được đóng BHXH

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam