Hướng dẫn chi tiết cách tính tiền Lương hưu mới nhất
1. Thông tin Người yêu cầu tính chế độ Hưu trí:
– Anh Giang sinh ngày 16/09/1967, hiện nay là 54 tuổi 7 tháng.
– Thời gian đóng BHXH của anh trên sổ BHXH tính đến tháng 4/2022 là 34 năm 8 tháng (Có ảnh chụp các trang sổ Bảo hiểm xã hội kèm theo).
– Thời gian đóng Bảo hiểm xã hội có cả thời gian làm việc theo lương hệ số và làm việc theo mức lương.
Yêu cầu tư vấn của anh Giang:
– Nếu dừng đóng và chờ hưởng lương hưu thì sẽ được nhận lương bao nhiêu và sẽ về hưu năm bao nhiêu tuổi?
– Nếu tiếp tục đóng bhxh tự nguyện theo mức hiện tại thì anh Giang phải đóng bao nhiêu để hưởng max 75%
– Nếu đóng tiếp với mức lương 9.4 triệu thì nhận được bao nhiêu tiền lương hưu. Nếu đóng với mức lương 10tr và mức lương 15tr thì số tiền phải đóng vào là bao nhiêu và được hưởng mức lương bao nhiêu tiền?
2. Tính chế độ hưu trí khi về hưu
2.1. Tính bình quân tiền lương làm căn cứ tính chế độ hưu trí:
Anh Giang vừa có thời gian làm việc theo Hệ số lương vừa có thời gian làm việc theo mức lương. Do đó, cách tính bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu sẽ dựa trên công thức sau (Khoản 3 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH):
(tổng lương nhà nước + tổng lương tư nhân)/34 năm 8 tháng = lương bình quân
Cụ thể:
– Thời gian anh Giang làm việc theo mức lương được tính từ tháng 12/2006 đến 04/2022. Mức bình quân tiền lương trong giai đoạn này được tính là: Tổng tiền lương/tổng thời gian = Mức lương bình quân. Vậy, thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội trong thời gian này là 185 tháng và tổng tiền lương là 1.458.370.800 đồng. Mức bình quân tiền lương là: 7.883.085 đồng.
– Thời gian anh Giang làm việc theo hệ số lương tính từ tháng 09/1987 đến 11/2006 là 19 năm 3 tháng tương ứng với 231 tháng. Do đó, cách tính tiền lương bình quân trong giai đoạn này sẽ tính bình quân tiền lương của 05 năm cuối (căn cứ điểm b khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).
Mức bình quân tiền lương của 05 năm cuối được tính bằng: 3.578.980 đồng.
Như vậy: Cách tính lương bình quân trong cả thời gian đóng 34 năm 8 tháng như sau:
– Tổng số tiền làm việc trong tư nhân: 1.458.370.800 đồng
– Tổng số tiền trong khối nhà nước: 826.744.380 đồng
Lương bình quân cả quá trình đóng: = (1.458.370.800+826.744.380) / (185+231)= 5.493.065 đồng/tháng.
2.2. Tư vấn về các trường hợp nghỉ hưu theo yêu cầu của anh Giang.
a. Nếu dừng đóng và chờ hưởng lương hưu thì sẽ được nhận lương bao nhiêu và sẽ về hưu năm bao nhiêu tuổi?
Anh cần phải chờ đủ 62 tuổi sẽ được về hưu tức là vào năm 10/2029. Khi đó, mức hưởng lương hưu của anh được tính như sau: Mức lương hưu tính bằng: Mức bình quân tiền lương * tỷ lệ hưởng hưu
Trong đó:
-Mức lương bình quân của anh là: 5.493.065 đồng
– Tỷ lệ hưởng lương hưu là: 20 năm đóng BHXH đầu tính 45%, sau đó cứ thêm 1 năm tính 2% ==) 45% + (14 năm 8 tháng *2) = 45% + 30% = 75%
Mức hưởng lương hưu mà anh nhận được là: 75% * 5.493.065 = 4.119.799
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172
b. Nếu tiếp tục đóng bhxh tự nguyện theo mức hiện tại thì anh Giang phải đóng bao nhiêu để hưởng max 75%
Hiện tại anh Giang đã đóng được 34 năm 8 tháng thì chỉ cần đóng thêm 4 tháng nữa là tròn 35 năm thì sẽ được 75%. Với số 34 năm 8 tháng khi tính toán cũng được làm tròn thành 35 năm rồi.
Lưu ý: Nếu vẫn đi làm và được công ty đóng bảo hiểm thì nên đóng tiếp,vì khi đủ 35 năm thì được nhận 75%, số năm vượt 35 năm sẽ đươc tính lãnh 1 cục. Ví dụ: Anh Giang đóng được 37 năm thì 35 năm sẽ được 75%, còn 2 năm vượt sẽ được hưởng 1 tháng lương bình quân (lương bình quân là 5.493.065) (mỗi 1 năm đóng vượt sẽ được 0.5 tháng lương bình quân).
c. Do anh Giang đã đóng được 34 năm 8 tháng nên nếu đóng tiếp với mức lương 9.4tr hay với mức lương 10tr hay 15 triệu cho 4 tháng nữa cũng không nâng được số tiền hưởng lên mấy đồng. Do đó em không tính như trường hợp của anh đề xuất.
Kết luận: Trong trường hợp này nếu lợi nhất thì anh Giang còn làm việc ở Công ty thì cứ đóng tiếp, nếu nghỉ việc rồi thì thôi nên chốt sổ và chờ đến tuổi lãnh lương hưu. Đóng thêm nữa cũng không lợi gì vì anh đã đóng đủ 35 năm để hưởng mức 75% max
Lưu ý: Khi nghỉ việc thì anh Giang có thể lãnh BH thất nghiệp với thời gian hưởng là 12 tháng, mức hưởng 1 tháng là = 5.640.000 đồng/tháng. 12 tháng được: 67.680.000 đồng.
Đến năm 2029 là 7 năm nữa anh Giang mới về hưu nên 7 năm nữa hệ số trượt giá sẽ thang đổi theo từng năm, mức lương cơ sở (1.490.000) cũng sẽ tăng theo từng năm nên đến khoảng 2029 thì lương hưu của anh Giang có thể chênh lên 30%-35%
Dự liệu 7/2022 lương cơ sở tăng từ 1.490.000 lên 1.600.000. vậy giai đoan làm nhà nước hơn 19 năm sẽ tính theo mức lương mới là 1.600.000 chứ không phải là 1.490.000 như hiện tại em tính. Khi đó mức lương hưu của anh Giang chênh lên 100k hiện nay.
Nếu như bạn có nhu cầu tính toán mức hưởng lương hưu hoặc muốn tư vấn về các trường hợp nghỉ hưu và dự đoán về tiền lương hưu được hưởng trong tương lai, vui lòng sử dụng dịch vụ tính toán chế độ hưu trí của chúng tôi: Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
Bài viết liên quan:
- Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172
- Dịch vụ làm bảo hiểm xã hội
- Có cả lương do Nhà nước và NSDLĐ quy định thì tính lương hưu thế nào?