Hướng dẫn điền mẫu 01B-HSB khi hưởng chế độ ốm đau
Em là kế toán mới của công ty. Em mới vào làm nên không biết cách làm chế độ ốm đau cho người lao động. Ở công ty em có người lao động bị ốm phải nghỉ mất 7 ngày. Nay họ mang giấy GCN2 đến để làm chế độ ốm đau thì công ty phải làm thế nào? Bên em có phải báo giảm lao động không? Và cách điền mẫu 01B-HSB khi hưởng chế độ ốm đau cho trường hợp này thế nào? Thông tin NLĐ là: Nguyễn Thị Lành sinh năm 1990, số BHXH 0109123187 ngày nghỉ là: 23/9 – 29/9.
- Đi làm trong thời gian nghỉ ốm có được hưởng bảo hiểm không?
- Thời gian nghỉ ốm đau có được tính đóng bảo hiểm xã hội?
- Điều kiện để được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau ngắn ngày
Tư vấn chế độ ốm đau:
Tổng đài tư vấn xin tư vấn về mẫu 01B-HSB khi hưởng chế độ ốm đau như sau:
Thứ nhất, vấn đề báo giảm lao động khi nghỉ ốm đau
Theo quy định tại khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì:
“5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.”
Theo quy định này, người sử dụng lao động có trách nhiệm báo giảm lao động trong tháng trong trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày công trở lên trong tháng. Theo đó, người lao động trong công ty bạn nghỉ 10 ngày ốm đau nên không thuộc trường hợp phải báo giảm lao động.
Thứ hai, cách điền mẫu 01B-HSB khi hưởng chế độ ốm đau
Theo phần hướng dẫn điền mẫu 01B-HSB kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH; để được giải quyết hưởng chế độ ốm đau thường, bạn điền vào mục A Chế độ ốm đau; tương ứng các phần I; cụ thể như sau:
Cột A: Ghi số thứ tự.
Cột B: Ghi Họ và Tên của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH (Nguyễn Thị Lành).
Cột 1: Ghi mã số BHXH của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH (0109123187).
Cột 2: Ghi ngày/tháng/năm đầu tiên người lao động thực tế nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định (ngày 23/9);
Cột 3: Ghi ngày/tháng/năm cuối cùng người lao động thực tế nghỉ hưởng chế độ theo quy định (ngày 29/9).
Cột 4 : Ghi tổng số ngày thực tế người lao động nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết (Từ ngày 23 đến ngày 29 là 7 ngày; trừ đi ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và ngày nghỉ hàng tuần của người lao động).
Cột C: Ghi số tài khoản, tên ngân hàng, chi nhánh nơi người lao động mở tài khoản; trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân thì bỏ trống.
Cột D: Ghi chỉ tiêu xác định điều kiện, mức hưởng (Chỉ kê khai đối với đơn vị thực hiện giao dịch điện tử không gửi kèm theo chứng từ giấy):
* Ghi đúng mã bệnh được ghi trong hồ sơ. Trường hợp trong hồ sơ không ghi mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh.
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
Cột E:
+ Trường hợp ngày nghỉ hàng tuần của người lao động không rơi vào ngày nghỉ hàng tuần theo quy định chung (ngày thứ Bảy và Chủ nhật) thì cần ghi rõ.
Ví dụ: Ngày nghỉ hàng tuần vào ngày thứ Hai, thứ Năm hoặc Chủ nhật thì ghi: T2, T5 hoặc CN.
+ Trường hợp người lao động làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì ghi: PCKV 0,7.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày cho lao động
Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau trong một năm?
Nếu còn vướng mắc về mẫu 01B-HSB khi hưởng chế độ thai sản; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trường hợp nhận TCTN được thông báo việc làm trễ theo quy định mới
- Tham gia BHXH tại công ty mới sau khi hưởng BHXH một lần
- Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu khi chuyển chỗ ở?
- Mức lương làm căn cứ tính các trợ cấp khi bị tai nạn lao động suy giảm trên 5%
- Thủ tục giải quyết chế độ hưu trí khi đã nghỉ việc năm 2023