Hướng dẫn điền mẫu D02-LT khi báo giảm lao động
Chào tổng đài tư vấn, Tôi bị ốm đau dài ngày, bệnh của tôi phải nghỉ việc thường xuyên nên có tháng đóng bảo hiểm có tháng thì không. Tháng 01/2021 tôi nghỉ hơn 20 ngày. Khi đó, công ty có làm hồ sơ cho tôi hưởng chế độ ốm đau nhưng bị trả lại vì nhân sự chưa báo giảm lao động. Vậy cho em hỏi, trường hợp của em có phải báo giảm không ạ? Và nếu báo giảm thì điền vào mẫu nào, anh (chị) hướng dẫn điền mẫu D02-LT để báo giảm trong trường hợp này được không?
- Không báo giảm ốm đau thì có được hưởng chế độ ốm đau không?
- Lao động nghỉ ốm đau nhiều ngày có phải báo giảm không?
- Cách báo giảm lao động khi nghỉ ốm đau dài ngày
Tư vấn chế độ ốm đau:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về việc báo giảm lao động ốm đau;
Theo quy định tại khoản 5 Điều 42 Quyết định 505/QĐ-BHXH thì:
“5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.”
Theo quy định này, khi người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người sử dụng lao động phải thực hiện báo giảm lao động. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, trong trường hợp này, tháng 01/2019 bạn nghỉ ốm đau 20 ngày nên công ty cần báo giảm ốm đau đồng thời làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho bạn trong tháng 01.
Thứ hai, hướng dẫn điền mẫu D02-LT báo giảm lao động nghỉ ốm đau theo Quyết định 505/QĐ-BHXH:
Căn cứ theo Quyết định 1040/QĐ-BHXH cách điền mẫu D02-LT khi báo giảm lao động nghỉ thai sản năm 2021 như sau:
Cột (1): Ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn.
– Cột (2): Ghi rõ họ, tên của từng người lao động..
– Cột (3): Ghi mã số đối với người người đã có mã số BHXH.
– Cột (4): Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu.
– Cột (5): Ghi giới tính của người tham gia (nếu là nam thì ghi từ “nam” hoặc nếu là nữ thì ghi từ “nữ”).
– Cột (6): Ghi số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người tham gia được cơ quan có thẩm quyền cấp (Riêng hộ chiếu chỉ dành cho người nước ngoài).
– Cột (7): Ghi đầy đủ, chi tiết về cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, điều kiện nơi làm việc theo quyết định hoặc HĐLĐ, HĐLV (Ví dụ: Phó Chánh thanh tra Sở A, công nhân vận hành máy may công nghiệp Công ty B …).
– Các Cột (8), (9), (10), (11): Phân loại theo: nhà quản lý; chuyên môn kỹ thuật bậc cao; chuyên môn kỹ thuật bậc trung; nhân viên trợ lý văn phòng; nhân viên dịch vụ và bán hàng; lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; thợ thủ công; thợ vận hành và lắp ráp máy móc thiết bị; lao động giản đơn.
– Cột (12): Ghi tiền lương được hưởng:
+ Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì ghi bằng hệ số (bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu nếu có).
Ví dụ: Tiền lương ghi trong quyết định tuyển dụng hoặc HĐLV là 2,34 thì ghi 2,34.
+ Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do chủ sử dụng lao động quyết định thì ghi mức lương theo công việc hoặc chức danh, bằng tiền đồng Việt Nam.
Ví dụ: mức lương của người lao động là 5.000.000 đồng thì ghi 5.000.000 đồng.
– Các Cột (13), (14), (15): Ghi phụ cấp chức vụ bằng hệ số; phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề bằng tỷ lệ phần trăm (%) vào cột tương ứng, nếu không hưởng phụ cấp nào thì bỏ trống.
– Cột (16): Ghi phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động (nếu có).
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
– Cột (17): Ghi các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động từ ngày 01/01/2018 (nếu có).
– Cột (18): Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu làm việc trong ngành/nghề nặng nhọc, độc hại.
– Cột (19): Ghi ngày, tháng, năm kết thúc làm việc trong ngành/nghề nặng nhọc, độc hại.
– Cột (20): Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn.
– Cột (21): Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu có hiệu lực của HĐLĐ xác định thời hạn.
– Cột (22): Ghi ngày, tháng, năm hết hiệu lực của HĐLĐ xác định thời hạn.
– Cột (23): Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu có hiệu lực của HĐLĐ khác (dưới 1 tháng, thử việc).
– Cột (24): Ghi ngày, tháng, năm hết hiệu lực của HĐLĐ khác (dưới 1 tháng, thử việc).
– Cột (25): Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu nghỉ thai sản
– Cột (26): Ghi ngày, tháng, năm kết thúc thời hạn nghỉ thai sản
– Cột (27): Bạn ghi ” báo giảm nghỉ thai sản”.
Lưu ý:
+ Nếu trong tháng đơn vị lập nhiều danh sách lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN thì đánh số các danh sách.
+ Đơn vị kê khai đầy đủ, chính xác tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN của từng người lao động theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về việc lập hồ sơ; lưu trữ hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN.
+ Trường hợp đơn vị có nhiều người thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu thì ghi cột (2), cột (3) và ghi nội dung thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu vào cột 27, các cột khác bỏ trống.
Sau khi hoàn tất việc kê khai đơn vị ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu.
Trên đây là bài viết về vấn đề hướng dẫn điền mẫu D02-LT khi báo giảm lao động. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Tháng báo giảm do ốm đau có phải đóng bảo hiểm y tế không?
Cách điền mẫu D02-TS khi chỉ tham gia quỹ TNLĐ, BNN
Mọi vấn đề vướng mắc về hướng dẫn điền mẫu D02-LT khi báo giảm lao động; xin vui lòng gọi vào Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tham gia BHXH gián đoạn ở 2 công ty có được hưởng thai sản?
- Nhận tiền BHXH một lần khi chỉ đi làm và đóng bảo hiểm hai tháng
- Hướng dẫn cách làm chế độ Covid cho người lao động
- Con 23 tuần mất sau sinh thì mẹ được nghỉ bao nhiêu ngày?
- Hướng dẫn chi tiết cách tính tiền Lương hưu mới nhất (số liệu thực)