Hưởng TCTN như thế nào khi làm việc từ trước năm 1995?
Trước năm 1995 tôi đã được cử đi hợp tác lao động ở nước ngoài. Sau khi về nước tôi chưa nhận bất cứ chế độ nào và vẫn tiếp tục làm việc và tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc tại nơi tôi công tác. Nay tôi đóng được gần 24 năm bảo hiểm và 50 tuổi thì nghỉ việc do công ty phá sản. Xin hỏi thời gian trước đó tôi làm việc bên nước ngoài có được cộng nối với thời gian đóng bảo hiểm bây giờ hay không? Nếu có thì thủ tục như thế nào? Tôi được hưởng TCTN như thế nào khi làm việc từ trước năm 1995? Số tiền trợ cấp thất nghiệp tôi được hưởng tính như thế nào? Xin cám ơn!
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vấn đề cộng nối thời gian đóng BHXH khi làm việc trước năm 1995
Căn cứ Khoản 5 và Khoản 6 Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 23. Tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội
5. Đối tượng là lao động xã hội được cử đi hợp tác lao động sau khi về nước tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian công tác tính hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
Trường hợp học sinh học nghề chuyển sang hợp tác lao động theo Hiệp định Chính phủ thì thời gian học nghề không được tính là thời gian công tác hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Không áp dụng quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này đối với các trường hợp vi phạm pháp luật ở nước ngoài bị trục xuất về nước hoặc bị kỷ luật buộc phải về nước hoặc bị phạt tù giam trước ngày 01 tháng 01 năm 1995″.
Bạn cho biết trước năm 1995 bạn đã được cử đi hợp tác lao động ở nước ngoài. Sau khi về nước bạn chưa nhận bất cứ chế độ nào và vẫn tiếp tục làm việc và tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc tại nơi tôi công tác. Đối chiếu quy định trên thì bạn thuộc trường hợp được cộng nối thời gian đóng BHXH trước năm 1995 với thời gian đóng BHXH sau này.
Thứ hai, về thủ tục cộng nối thời gian đóng BHXH
Căn cứ Khoản 3 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
3. Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995
3.1. Thành phần hồ sơ
a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 -TS).
b) Hồ sơ kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01).
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
Theo đó, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm có:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 -TS).
– Bản chính Quyết định cử đi lao động hợp tác nước ngoài hoặc bản sao Quyết định trong trường hợp người lao động được cử đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài bằng một Quyết định chung cho nhiều người.
– Trường hợp không còn bản chính Quyết định cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài thì được thay thế bằng bản sao Quyết định có xác nhận của Bộ chủ quản đối với người lao động làm việc ở nước ngoài hoặc xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương đối với người lao động do địa phương cử đi.
– Bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” của Cục Hợp tác quốc tế về lao động (nay là Cục Quản lý lao động ngoài nước) cấp;
Trường hợp không còn bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” thì phải có Giấy xác nhận về thời gian đi hợp tác lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của Cục Quản lý lao động ngoài nước trên cơ sở đơn đề nghị của người lao động (theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc).
Hồ sơ trên nộp tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi bạn đã tham gia BHXH trước khi nghỉ việc.
Thứ ba, hưởng TCTN khi làm việc trước năm 1995
Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 (được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2006) có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 và hiện nay đã được thay thế bằng Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Ngay trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 đã quy định rõ lộ trình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại Điều 140 như sau:
“Điều 140. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007; riêng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đối với bảo hiểm thất nghiệp thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
2. Những quy định trước đây trái với Luật này đều bị bãi bỏ.”
Như vậy, người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 lao động trở lên bắt đầu thực hiện việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/01/2009. Do vậy, trường hợp của bạn cũng chỉ bắt đầu được đóng bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2009; khoảng thời gian trước đó không được tính là tham gia bảo thất nghiệp.
Thứ tư, về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Khoản 1 và Khoản 2 Luật việc làm năm 2013 quy định như sau:
“1.Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp …
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng”.
Đối chiếu quy định trên, nếu bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ tháng 1/2009 đến hết tháng 12/2019 thì bạn sẽ nhận được 11 tháng TCTN.
Mức hưởng TCTN hằng tháng của bạn bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
--> Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm những giấy tờ gì?
- Sau khi nghỉ thai sản có thể xin thêm ngày nghỉ dưỡng sức không?
- Mức hoàn lại tiền BHYT khi khám chữa bệnh ở bệnh viện cấp huyện
- Doanh nghiệp không đóng BHYT cho NLĐ thuộc hộ nghèo được không?
- Cách điền giấy đề nghị khám giám định để hưởng BHXH 1 lần
- Đang có 2 sổ BHXH thì có rút tiền BHXH một lần được không?