Nội dung câu hỏi:
Xin chào Tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về khi nào người lao động phải cộng thêm 7% chi phí đào tạo. Hiện tại công ty bên mình là chuyên về thiết kế thi công nội thất. Công nhân chủ yếu làm về ngành mộc, và bằng cấp chỉ là đến THCS hoặc THPT. Như vậy, tôi có được coi là nhân viên có tay nghề để + 7% đóng BHXH không ạ? Hiện tại mức đóng thấp nhất của công ty là 4.160.000. Xin cảm ơn.
- Giảm mức đóng BHXH cho người sử dụng lao động
- Mức đóng bảo hiểm theo quyết định 595/QĐ-BHXH
- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định mới nhất 2023
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho tổng đài chúng tôi. Với trường hợp của bạn về khi nào người lao động phải cộng thêm 7% chi phí đào tạo; Tổng đài tư vấn xin được trả lời bạn như sau:
Mức lương tối thiểu vùng theo quy định hiện nay?
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP (áp dụng từ ngày 1/7/2022) có quy định:
“Điều 3. Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I |
4.680.000 |
22.500 |
Vùng II |
4.160.000 |
20.000 |
Vùng III |
3.640.000 |
17.500 |
Vùng IV |
3.250.000 |
15.600 |
Theo quy định nêu trên, pháp luật vẫn chia 4 vùng lương tối thiểu là vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV. Tuy nhiên, khác với quy định trước đây thì pháp luật lao động đã thêm cả mức lương tối thiểu vùng tính theo giờ.
Cách xác định vùng lương tối thiểu;
Muốn xác định công ty thuộc vùng lương tối thiểu nào để thỏa thuận trả lương cho người lao động đúng theo quy định của pháp luật, các công ty dựa vào Danh mục địa bàn vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP dưới đây:
Phụ lục
DANH MỤC ĐỊA BÀN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU TỪ NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2022
(Kèm theo Nghị định số: 38/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ)
________________________
1. Vùng I, gồm các địa bàn:
– Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
– Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh;
– Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng;
– Các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
– Các thành phố Biên Hòa, Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;
– Các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An; các thị xã Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương;
– Thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2. Vùng II, gồm các địa bàn:
– Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
– Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
– Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
– Thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào và các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
– Các thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
– Các thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;
– Các thành phố Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái và các thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;
– Các thành phố Thái Nguyên, Sông Công và Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên;
– Thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;
– Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;
– Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;
– Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;
– Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;
– Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An;
– Thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình;
– Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
– Các thành phố Hội An, Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam;
– Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
– Các thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
– Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
– Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;
– Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
– Thành phố Tây Ninh, các thị xã Trảng Bàng, Hòa Thành và huyện Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;
– Các huyện Định Quán, Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai;
– Thành phố Đồng Xoài và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước;
– Thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
– Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;
– Thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang;
– Thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;
– Thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long;
– Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;
– Các thành phố Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang;
– Các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang;
– Thành phố Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh;
– Thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu;
– Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
– Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);
– Thị xã Kinh Môn và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;
– Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
– Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;
– Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;
– Các huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh;
– Thị xã Sa Pa, huyện Bảo Thắng thuộc tỉnh Lào Cai;
– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên;
– Các huyện Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;
– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Nam Định;
– Thị xã Duy Tiên và huyện Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;
– Các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;
– Các thị xã Bỉm Sơn, Nghi Sơn và các huyện Đông Sơn, Quảng Xương thuộc tỉnh Thanh Hóa;
– Các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An.
– Thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;
– Các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
– Thị xã Điện Bàn và các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh thuộc tỉnh Quảng Nam;
– Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi;
– Các thị xã Sông cầu, Đông Hòa thuộc tỉnh Phú Yên;
– Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;
– Thị xã Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
– Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum;
– Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng;
– Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;
– Các thị xã Phước Long, Bình Long và các huyện Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng thuộc tỉnh Bình Phước;
– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Tây Ninh;
– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
– Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
– Thị xã Kiến Tường và các huyện Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An;
– Các thị xã Gò Công, Cai Lậy và các huyện Chợ Gạo, Tân Phước thuộc tỉnh Tiền Giang;
– Các huyện Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam thuộc tỉnh Bến Tre;
– Các huyện Mang Thít, Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;
– Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;
– Các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;
– Thị xã Tân Châu và các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang;
– Các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;
– Thị xã Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh;
– Thị xã Giá Rai và huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu;
– Các thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng;
– Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau;
– Các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn thuộc tỉnh Quảng Bình.
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.
Khi nào người lao động phải cộng thêm 7% chi phí đào tạo
Theo hướng dẫn tại Công văn 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 17/6/2022 triển khai Nghị định 38/2022/NĐ-CP về lương tối thiểu. Bộ LĐ-TB&XH, Tổng LĐLĐ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH phối hợp với tổ chức đại diện NLĐ, các ban, ngành liên quan hướng dẫn người sử dụng lao động và NLĐ trên địa bàn thực hiện Nghị định 38/2022/NĐ-CP về lương tối thiểu.
“b) Về trách nhiệm thi hành: tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm:
– Rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
– Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.”
Theo đó, mức đóng bảo hiểm xã hội của bạn thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng tại doanh nghiệp bạn đặt trụ sở cộng thêm với 7% mức lương tối thiểu vùng đó đối với người lao động đã qua học nghề.
Như vậy, trong trường hợp của bạn; công nhân làm nghề mộc và có bằng tốt nghiệp THPT hoặc THCS. Tuy nhiên theo quy định trên, trường hợp người lao động được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề; thì cũng được coi là người lao động đã qua học nghề. Do đó, bạn phải thực hiện cộng thêm 7% chi phí đào tạo cho mỗi nhân viên để làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận: Trong trường hợp của bạn, khi đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề; thì đều được coi là người lao động đã qua học nghề. Vậy khi đó mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của bạn sẽ được cộng thêm 7% mức lương tối thiểu vùng, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Trên đây là bài viết về vấn đề Khi nào người lao động phải cộng thêm 7% chi phí đào tạo. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
- Cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thủ tục cần thiết
- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định mới nhất
Nếu có vấn đề gì vướng mắc về khi nào người lao động phải cộng thêm 7% chi phí đào tạo; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trường hợp cấp cứu không có giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT không?
- Trợ cấp xã hội cho con khi bố mẹ đi tù
- Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao lâu thì được hưởng trợ cấp?
- Nghỉ không lương trước khi nghỉ việc thì phải nộp giấy tờ gì để hưởng TCTN
- Có được hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc không ?