Làm thế nào để phân được định tai nạn nào là TNLĐ nặng và TNLĐ nhẹ?
Mình nghe nói nếu là TNLĐ nhẹ thì đơn vị được tự thành lập đoàn điều tra TNLĐ có đúng không? Vậy làm sao để phân định được TNLĐ nặng- nhẹ? Xin cám ơn!
- Phân biệt tai nạn lao động bị thương nặng và tai nạn lao động bị thương nhẹ
- Điều tra tai nạn lao động đối với nhân viên bị tai nạn giao thông trên đường đi làm
- Các trường hợp cần thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động
Tư vấn chế độ tai nạn lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chúng tôi. Về vấn đề làm thế nào để phân được định tai nạn nào là TNLĐ nặng và TNLĐ nhẹ; Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:
“1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình, trừ trường hợp đã được điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này hoặc tai nạn lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành”.
Như vậy, trường hợp tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng một người thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị mình thì đơn vị tự thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở là đúng.
Về việc phân loại tai nạn lao động
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 9. Phân loại tai nạn lao động
1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
c) Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này”.
Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, tai nạn lao động chết người là tai nạn thuộc một trong các trường hợp quy định ở Khoản 1 như trên, trường hợp tai nạn lao động nặng thì bạn có thể tham khảo ở Phụ lục II của Nghị định 39/2016/NĐ-CP. Còn trường hợp không thuộc trường hợp TNLĐ nặng và trường hợp TNLĐ chết người như trên thì sẽ là TNLĐ nhẹ.
Trên đây là bài viết về vấn đề Làm thế nào để phân được định tai nạn nào là TNLĐ nặng và TNLĐ nhẹ? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Khi nào công ty phải lập biên bản điều tra tai nạn lao động
Hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ khi bị tai nạn giao thông
Nếu còn vướng mắc về Làm thế nào để phân được định tai nạn nào là TNLĐ nặng và TNLĐ nhẹ; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thẻ BHYT của công ty cũ có sử dụng được khi đi khám thai hay không?
- Có được hưởng chế độ thai sản khi không có giấy khai sinh?
- Quy định về lao động nam nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm sức lao động
- Cấp cứu ở bệnh viện tư thì mức hưởng BHYT là bao nhiêu?
- Lao động nam hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh mổ