Nội dung câu hỏi:
Con tôi đã đủ 6 tuổi nhưng cháu chưa đi học lớp 1 nên không mua được thẻ BHYT ở trường, cho tôi hỏi thẻ BHYT cũ của cháu có thể sử dụng nữa hay không? Sau này cháu đi học lớp 1 thì mức đóng BHYT cho học sinh lớp 1 ở trường của con tôi là bao nhiêu? Nếu tôi đưa con tôi đi khám sức khỏe tổng quát thì có được BHYT chi trả không?
- Trẻ dưới 6 tuổi phải mua hay được cấp thẻ BHYT?
- Mức đóng và giá trị sử dụng của thẻ BHYT học sinh, sinh viên
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của trẻ em dưới 6 tuổi
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng như sau:
“Điều 13. Thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng
2. Đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này:
a) Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
b) Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.”
Như vậy, do bạn không nói rõ ngày tháng năm sinh của con bạn, nên sẽ có 2 trường hợp như sau:
- TH1: con bạn sinh trước 30/9 thì thẻ BHYT sẽ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm con bạn đủ 72 tháng tuổi.
- TH2: con bạn sinh sau 30/9 thì thẻ BHYT sẽ có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng con bạn đủ 72 tháng tuổi.
Mức đóng BHYT cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về mức đóng của người tham gia bảo hiểm y tế như sau:
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;
Điều 8. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
1. Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số đối tượng như sau:
c) Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.”
Như vậy, căn cứ tại Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì mức đóng theo đối tượng học sinh sẽ là 4,5% mức lương cơ sở. Tuy nhiên, với đối tượng học sinh, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT. Do đó, con bạn sẽ đóng BHYT với mức tối đa hiện nay là: 563.220 đồng/năm.
Khám sức khỏe tổng quát có được bảo hiểm y tế chi trả hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 về các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế như sau:
“Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
3. Khám sức khỏe.
4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.”
Như vậy, theo quy định của pháp việc, việc khám sức khỏe không nằm trong danh mục chi phí mà bảo hiểm y tế chi trả. Chính vì vậy, khi bạn đưa con đi khám sức khỏe tổng quát thì con bạn sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả chi phí.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
->Học sinh có phải đổi lại thẻ BHYT khi sang năm mới không
- Giải quyết chế độ thai sản khi bị sảy thai được quy định như thế nào?
- Đã nghỉ việc 10 năm có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
- Chế độ dưỡng sức sau ốm đau của người lao động là như thế nào?
- Quy định về nơi nộp hồ sơ để nhận tiền thất nghiệp như thế nào?
- Điều kiện để NLĐ hưởng lương hưu khi bị suy giảm khả năng lao động