Mức hưởng BHXH 1 lần khi đóng Bảo hiểm 5 năm 7 tháng
Cho tôi hỏi hồ sơ hưởng BHXH 1 lần khi nghỉ việc gồm những gì? Tôi đóng từ tháng t1/2014 liên tục đến t7/2019 thì chấm dứt thì được hưởng bao nhiêu tiền? Tôi đóng từ tháng 1/2014 đến t9/2015 lương 4.260.000 đồng, từ t10/2015-t7/2017 lương là 4.700.000 đồng, từ t8/2017- t7/2019 lương là 5.150.000 đồng.
- Thời gian tối đa nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- Nghỉ việc 01 năm hưởng BHXH một lần được không?
Tổng đài tư vấn Bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, hồ sơ hưởng BHXH 1 lần khi nghỉ việc gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ tiết 1.2.3, điểm 1.2, khoản 1 Điều 6 Quyết định số 166/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
1. Trách nhiệm của Bộ phận TN-Trả KQ
1.2. Tiếp nhận hồ sơ do đơn vị SDLĐ, Ủy ban nhân dân cấp xã, người lao động và thân nhân nộp với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ như sau:
1.2.3. Đối với hưởng BHXH một lần; hưởng trợ cấp một lần trong trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài định cư, công dân nước ngoài đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam: Hồ sơ theo quy định tại Điều 109 Luật BHXH; Điều 4, khoản 4 Điều 13, khoản 2 Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; điểm đ khoản 9 Điều 22 Thông tư số 181/2016/TT-BQP; khoản 1, 2 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm:
a) Trường hợp hưởng BHXH một lần.
a1) Sổ BHXH.
a2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.”
Như vậy, hồ sơ hưởng BHXH 1 lần trong trường hợp của bạn gồm những giấy tờ sau:
– Sổ BHXH đã chốt toàn bộ quá trình đóng bao gồm đầy đủ tờ bìa và các tờ rời;
– Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần theo mẫu số 14-HSB;
– Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú và CMND hoặc thẻ CCCD.
Thứ hai, mức hưởng BHXH 1 lần khi đã đóng BHXH liên tục từ 1/2014 đến 9/2015
Về xác định số tháng hưởng căn cứ điểm b khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Đồng thời, căn cứ Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần
4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.“
Như vậy, bạn đã đóng BHXH liên tục từ 1/2014 đến 7/2019 là 5 năm 7 tháng và được làm tròn thành 6 năm. Do bạn đóng từ tháng 1/2014 nên một năm đóng BHXH tương ứng với 2 tháng hưởng.
Theo đó, số tháng hưởng BHXH một lần của bạn tính là: 6 x 2 = 12 tháng.
Về xác định mức bình quân tiền lương:
Căn cứ khoản 2 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
2.Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 20. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH : Tổng số tháng đóng BHXH.
Ngoài ra, bạn còn được hưởng hệ số trượt giá theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 36/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Năm |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
|
Mức điều chỉnh |
1,88 |
1,72 |
1,45 |
1,33 |
1,25 |
1,20 |
1,19 |
1,16 |
1,12 |
1,08 |
1,05 |
1,02 |
1,00 |
1,00 |
|
Như vậy, Mbqtl = (Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH x Hệ số trượt giá) : Tổng số tháng đóng BHXH
Theo đó, Mbqtl = (4.260.000 x 12 x 1,2 + 4.260.000 x 9 x 1,19 + 4.700.000 x 3 x 1,19 + 4.700.000 x 12 x 1,16 + 4.700.000 x 7 x 1,12 + 5.150.000 x 5 x 1,12 + 5.150.000 x 12 x 1,08 + 5.150.000 x 7 x 1,05) : 67 = 5.096.223 đồng.
Lúc này, mức hưởng BHXH 1 lần = Mbqtl x Số tháng hưởng BHXH = 5.468.015 x 12 = 61.154.676 đồng.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Nơi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Thủ tục ủy quyền lĩnh thay bảo hiểm xã hội một lần
- Có bị truy thu tiền đóng BHXH khi công ty đóng không đúng không?
- Tuổi nghỉ hưu của lao động nam và lao động nữ 2024
- Hồ sơ trợ cấp bệnh nghề nghiệp đối với người đã nghỉ hưu năm 2021
- Tiền nghỉ dưỡng sức của lao động nữ sau sinh do ai chi trả?
- Lấy chồng và nhập khẩu về quận 3 thì nộp hồ sơ BHXH một lần ở đâu?