Mức hưởng BHYT của cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau 30/4/1975
Xin hỏi người tham gia kháng chiến sau ngày Giải phóng miền Nam thì có được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế nữa không và nếu có thì mức hưởng của đối tượng cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày Giải phóng miền Nam là bao nhiêu?
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng cựu chiến binh
- Điều kiện đổi mã thẻ bảo hiểm y tế cựu chiến binh
- Xác định đối tượng cựu chiến binh tham gia bảo hiểm y tế
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về mức hưởng BHYT của cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau 30/4/1975; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
4. Cựu chiến binh, gồm:
b) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh và tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP của Chính phủ, gồm:
– Quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (sau đây gọi tắt là Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 chuyên ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (không được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu hoặc chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
– Dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg.”
Như vậy người tham gia kháng chiến sau ngày Giải phóng miền Nam thì sẽ được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế cựu chiến binh nếu thuộc các trường hợp được quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 3 Nghị định 146/NĐ-CP như đã nêu ở trên.
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Về mức hưởng: Căn cứ theo quy định Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;”
Theo đó, người được cấp thẻ BHYT theo đối tượng cựu chiến binh được quy định tại Khoản 4 của nghị định này sẽ có mức hưởng là 100% chi phí KCB khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết tại:
Mức hưởng BHYT khi cựu chiến binh khám chữa bệnh trái tuyến
Mức hưởng chi phí vận chuyển BHYT cho đối tượng cựu chiến binh
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Quyền lợi người lao động trong thời gian công ty tạm dừng đóng BHXH
- Mức đóng vào quỹ ốm đau của người lao động nước ngoài hiện nay là bao nhiêu?
- Thẻ bảo hiểm y tế của đối tượng người cao tuổi
- Đóng chưa đủ một năm thì nghỉ việc có thể xin lĩnh bảo hiểm một lần không?
- Có cần giấy chuyển tuyến khi đã có giấy hẹn khám lại?