19006172

Mức hưởng BHYT của đối tượng trợ cấp mất sức lao động

Mức hưởng BHYT của đối tượng trợ cấp mất sức lao động

Tổng đài cho tôi hỏi như sau: Tôi thuộc đối tượng trợ cấp mất sức hàng tháng thì có được bảo hiểm đóng BHYT cho không ạ? Nếu có thì tôi đi khám chữa bệnh thì sẽ được chi trả bao nhiêu % ạ? Tôi nghe nói phải nằm viện điều trị thì mới được hưởng BHYT còn trường hợp đi khám ở Bạch Mai rồi lấy thuốc về luôn thì không được hưởng đúng không? Tôi xin cảm ơn tổng đài.



đối tượng trợ cấp mất sức lao động

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối tượng trợ cấp mất sức hàng tháng có cấp thẻ BHYT không?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014  như sau:

“2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;

c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng

d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp“.

Như vậy, ở trường hợp của bạn đang nhận trợ cấp mất sức lao động hàng tháng thì bạn sẽ được cơ quan BHXH cấp thẻ bảo hiểm y tế theo đối tượng trợ cấp mất sức lao động  hàng tháng.

Thứ hai, mức hưởng BHYT của đối tượng trợ cấp mất sức lao động

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014  như sau:

“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;

3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”

Như vậy, trong trường hợp của bạn khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được hưởng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp bạn đi khám chữa bệnh trái tuyến thì mức hưởng như sau:

+ Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú;

+ Tại bệnh viện tuyến huyện bạn sẽ được hưởng như mức đúng tuyến.

Đối với trường hợp bạn tự đi khám chữa bệnh trái tuyến tại Bệnh viện Bạch Mai ( bệnh viện tuyến trung ương) chỉ khám và lấy thuốc không điều trị nội trú thì bạn sẽ phải tự thanh toán toàn bộ chi phí KCB.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mức hưởng BHYT của đối tượng trợ cấp mất sức lao động.

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Hưởng lương hưu có đươc cấp thẻ BHYT không và mức hưởng thế nào?

Người cao tuổi không hưởng lương hưu được hưởng bảo hiểm y tế?

luatannam