19006172

Mức hưởng BHYT khi có giấy chuyển tuyến của người tàn tật

Mức hưởng BHYT khi có giấy chuyển tuyến của người tàn tật

Tôi có BHYT dành cho người tàn tật muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh thì thủ tục như thế nào giúp tôi với. Mức hưởng bảo hiểm y tế dành cho người tàn tật là bao nhiêu? Trường hợp tôi có giấy chuyển tuyến thì mức hưởng của tôi được tính như thế nào?



Mức hưởng BHYT khi có giấy chuyển tuyến

Luật sư hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 Quyết định 595/QĐ-BHXH  như sau:

“3. Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu quý”.

Theo đó, người tham gia BHYT có quyền thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý (tháng 1; tháng 4; tháng 7 và tháng 10).

Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH, để đề nghị thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

+) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người).

+) Thẻ bảo hiểm y tế cũ còn giá trị.

Như vậy, để đăng kí thay đổi nơi khám chữa bệnh, bạn cần chuẩn bị hồ sơ nêu trên. Thời gian nộp hồ sơ được thực hiện vào những ngày đầu tháng của mỗi quý. Nơi nộp hồ sơ đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Thứ hai, mức hưởng BHYT khi có giấy chuyển tuyến của người tàn tật

Căn cứ theo quy định tại điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:

Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;”

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 5 điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT như sau:

“1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt ….

b) Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp…

c) Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 

5. Các trường hợp chuyển người bệnh theo đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được coi là chuyển đúng tuyến. Các trường hợp chuyển người bệnh không theo đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được coi là chuyển vượt tuyến.”

Như vậy, mức hưởng BHYT của bạn khi đi đúng tuyến là 100% chi phí khám chữa bệnh. Trường hợp bạn được cấp giấy chuyển tuyến lên bệnh viện tuyến trên thì bạn sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo trường hợp đúng tuyến.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật đặc biệt nặng?

Cấp đổi thẻ BHYT khi người khuyết tật đã đủ 80 tuổi và đang nhận tuất hàng tháng

luatannam