19006172

Mức hưởng BHYT khi khám bệnh trái tuyến tại bệnh viện Bạch Mai

Mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện Bạch Mai

Cho em hỏi chút ạ em, em ở Hải Phòng em có mua bảo hiểm y tế đăng ký khám ở bệnh viện đa khoa huyện Thuỷ Nguyên Hải Phòng, giờ em muốn khám ở bệnh viện Bạch Mai Hà Nội thì có được hưởng BHYT không ạ? Nếu muốn thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì có được không?



khám bệnh trái tuyến tại bệnh viện

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện Bạch Mai

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định như sau:

”Điều 4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến huyện và tương đương

1. Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Điều 6 Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định như sau:

“Điều 6. Cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến trung ương và tương đương

1. Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế, trừ các bệnh viện quy định tại Khoản 3 Điều này;”

Như vậy, theo quy định này thì trường hợp bạn đăng ký khám ban đầu ở bệnh viện đa khoa huyện Thủy Nguyên Hải Phòng được xác định là bệnh viện tuyến huyện nhưng bạn đến bệnh viện Bạch Mai được xác định là bệnh viện tuyến trung ương thì được xác định là đi khám bệnh không đúng tuyến.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 thì: 

“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”

Theo quy định trên khi bạn đi khám bệnh trái tuyến trung ương thì bạn sẽ được tương ứng 40% chi phí khi điều trị nội trú. Trường hợp ngoại trú bạn sẽ không được BHYT chi trả. 

Thứ hai, người mua thẻ BHYT có được thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 và Khoản 3 Điều 47 Quyết định 595/QĐ-BHXH  “Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.”

Theo đó, người tham gia BHYT có quyền thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý. Trong trường hợp bạn muốn chuyển nơi đăng kí khám chữa bệnh ban đầu thì bạn được gửi hồ sơ ra cơ quan BHXH để đề nghị cơ quan BHXH thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu cho bạn.

Thứ ba, về hồ sơ thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu năm 2020

Căn cứ Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH và hướng dẫn tại Phiếu giao nhận hồ sơ 610……/THE; thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu được thực hiện như sau:

– Hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu bao gồm:

1. Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người).

2. Thẻ BHYT cũ còn giá trị.

Do đó, trường hợp bạn muốn làm thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu cho người lao động thì bạn phải kê khai theo mẫu TK1 – TS. Trường hợp này bạn không phải kê khai mẫu D01 – TS.

Nếu còn vướng mắc vui lòng gọi điện tới Dịch vụ tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

->Thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu từ tuyến xã lên tuyến huyện

luatannam